Đi tìm lương y Võ Hoàng Yên, chữa bịnh cho con

46 bình luận

Cập nhật thông tin ở đây: http://www.vohoangyen.com


Xin cảm ơn những người giúp tôi tìm thầy Võ Hoàng Yên: Ông bà nội Tĩn, Dương Quang, Quang Hà Nội, chú Nguyễn Quang Thái + Dũng, anh Tính+Chú Văn Phú Thọ, và dĩ nhiên là cô nữa


Ngày 3/5/2011

Biết tin Thầy đi Trung Quốc. Đợi tiếp

Ngày 2/5/2011
Sáng: Thực hiện kế hoạch mời thầy Yên về chữa trị ở quê mình.
Chiều: Nhiều duyên lành đến, khả năng rất cao.


13:00 1/5/2011
Về lại Đà Nẵng sau khi có đủ thông tin về thầy Yên. Edit lại bản tin này, vì bản tin cũ là dùng mobile để cập nhật trên đường đi.

Ngày 30/4/2011
06:00
Toi Chua Tram Gian, Chuong My, Ha Tay som.
Mot vai xe con da sap hang.
Tới chùa Trăm Giam, có 2 cổng vào, 1 cổng chính ngay chợ. Cổng kia vào thẳng nhà ni tăng. Mình đi cổng chính, leo bộ xa lắc.
Tìm hiểu về những người đi khám bịnh giống con mình.
1. Con chị Trinh. Bị té đập đầu xuống đất, liệt 2 chân. Bé dễ thương, khoảng 14 tuổi. Có số phone.
2. Con chị Thanh, 7 tuổi, bị vàng da y chang Tĩn nhà mình. Đã đi được, nhưng giống người say rượu. (bại não Ataxic). Có số phone
3. Con chị Luyến, đã lớn, khoảng lớp 8, khi nhỏ bị liệt 2 chân. Có số phone.
4. Con chị Loan, khoảng 3,5 tuoi, bị vàng da lúc nhỏ, có vẻ tệ hơn Tĩn. Có số phone
Không để ý người lớn, già...

08:00 Thầy và đoàn tới.
Đoàn gồm Thầy, co Ngọc, cô Gắng, chú Thanh, chị Mỹ Linh, 1 đệ tử của Thầy (không biết tên), và 1 sư ông ( sư Thiện Nhân, chùa Quán Xá, Hà Tây ).
Thầy nghỉ ngơi, ăn sáng và vào chùa lễ tổ trước khi chữa bịnh
Thầy phát biểu trước bà con
Phía trên, trái qua phải: đệ tử thầy, sư thầy tự trì, cô Gấm, chủ tịch xã, thầy Võ Hoàng Yên, và sư Ông
Thầy có nói: trẻ con dưới 6 tuổi là không chữa, vì lý do trẻ không biết, không hợp tác với thầy được. Bấm huyệt giống như xỏ kim. Phải chính xác. Kim cứ lúc lắc, làm sao xỏ cho qua. Đại ý thế, không phải nguyên văn

08:30 bắt đầu chữa.
- Thầy chữa bịnh liệt, câm
- Đệ tử thầy và sư ông chuyên chữa khớp, thoái hóa...
Khoảng 10-15p, từng tiếng reo hò, vỗ tay khi người dân nhìn thấy cảnh những cụ ông bị liệt 2 chân, đã đứng lên đi ra. Cô Gấm dìu ra. Còn người nhà thì đẩy xe lăn. Không thể tin nổi khi bệnh liệt đã chữa trị trong vòng 10-15p. Có người khóc vì xúc động.

Hình ảnh cụ ông liệt, đã bỏ xe lăn, và tập đi ngay sau khi được Thầy chữa trị.
Tôi chứng kiến tất cả, bằng sự nghi ngờ-ban đầu, đã chuyển qua ngạc nhiên và khâm phục.

Đã có số phone 1 cụ bà bị liệt, đã đi được. Tất cả số phone bịnh nhân mà tôi biết được, tôi sẽ gọi chừng chừng để xem kết quả về sau. Đây là tôi kiểm chứng cho con tôi, chứ không phải test thầy.

11:30 tạm nghỉ.
Tôi gặp cô Ngọc, nói chuyện. Và giúp cô Gắng mang thùng dầu nóng về phòng sư tăng. Gặp thầy Yên đang ngồi nghỉ mệt. Nhìn thầy rất mệt sau khi chữa được khoảng 15 người. Mồ hôi ròng ròng, tôi muốn hỏi thăm cho Tĩn, nhưng không dám nói. Vì thấy thầy mệt quá.

12:00 Ăn cơm chay ở chùa với cô Ngọc/.
13:00 còn nhiều chuyện không thể public.
14:30 về lại Hà Nội sau khi xong việc. Thầy Yên và đoàn còn ở lại để chữa trị cho hết bịnh nhân.
15:00 ra ga mua vé về. 23g lên tàu.
Trả xe máy, lên ga uống beer một mình. Gọi anh bạn nhưng anh ta phải cùng gia đình về Hải Phòng (Thanks Quang, không có you tui không biết làm sao ở Hà Nội)


Ngày 29/4/2011:
06:00 Tàu SE4 tới Hà Nội, đi tới EVN Tower mượn xe máy. Uống cafe ngay trước EVN Tower.
07:00 Tìm mọi liên hệ ở Hà Nội để tìm thầy. "Kể cả cách láu cá nhất"==> Hehe, cách này nếu ai hỏi tui mới chỉ. Cực láu cá mà được việc.
09:47 Ở Hà Nội, đang dùng hết mọi cách tìm LY Yên ở Phú Thọ.
12:00 Sắp có tin. Đã liên lạc đươc với người đi theo thầy.

14:50 đã liên lạc và biết đươc địa điểm đến trong ngày 30 của thầy.
15:00 rời nhà nghỉ, ông chủ nhà nghỉ chỉ đường tới Chùa Trăm Gian sai bét. Làm mình phải chạy lòi con mắt qua Ngọc Hồi - Hà Hồi - Thường Tín - Bình Đà - Hà Đông - Chúc Sơn. Chạy vòng vòng xa gấp 3 lần. Đúng là ngu, trong khi cầm trong tay con Motorola Milestone, có 3G + Google Maps, nó chỉ đúng y đường thì lại không đi, lại nghe lời lão chủ nhà nghỉ cùi mía.
17:00 đến Chúc Sơn, Huyện Chương mỹ, Tỉnh Hà Tây. Đến chùa Trăm Gian.
17:30 đến chùa Trăm Gian, xác nhận chính thức với sư thầy về việc ngày 30 thầy Võ Hoàng Yên sẽ đến chữa bịnh cho bà con.
18:00 trở lại Chúc Sơn, kiếm nhà trọ. Ăn sớm và ngủ.
19:00 ngủ sớm mai đi lên chùa sớm.

Ngày 28/4/2011
8:00 người bạn làm nghề báo ở Người Lao Động, đã tìm đươc số phone của người đi theo thầy.
8:00 ông nội Tĩn cũng xuống Bình Dương, tìm hiểu và có số phone thầy Yên. Gọi thử không được. Nhưng cứ đi xem sao.
14:00 lên tàu SE3 ở Đà Nẵng. Dự kiến sáng mai 5:00 đến Hà Nội. Sau đó sẽ đi Hà Tây.
Hên xui, Ba chúc may mắn cho Tĩn của Ba



Ngày 27/4/2011
17:00 đọc tin được trên báo về thầy Võ Hoàng Yến. Quyết định đi Hà Tây tìm thầy











Bộ tranh quý về triều Nguyễn chào bán tại Mỹ

1 bình luận

Bức tranh miêu tả nhà vua (có lẽ là vua Thành Thái, trị vì từ năm 1889 đến năm 1907), đang ngự trên ngai vàng trong điện Thái Hòa, hai bên có hai viên Thái giám và hai vị Hiệp lĩnh thị vệ đứng chầu, phía dưới có dòng chữ Hán: Đại Nam hoàng đế sắc phục tại vị cùng các chữ Hán ghi rõ chức phận của những người trong tranh là Hiệp lĩnh thị vệ và Thái giám

TTCT - Một nhà sách ở Mỹ đang rao bán bộ sưu tập những bức họa về lễ phục tế Nam Giao thời Nguyễn. Mong sao các cơ quan chức năng ở Huế tìm cách hồi hương bảo vật này, không để mất như trường hợp một bức tranh của vua Hàm Nghi được đấu giá năm ngoái tại Pháp.


Ảnh chụp chiếc nhãn dán ngoài chiếc túi vải có dòng chữ Hán (phiên âm): Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất cùng dòng chữ Pháp: Grande Tenue de la Cour d'Annam / par Nguyễn Văn Nhân / Biên-tu du Hàn-lâm en disponibilité / Hué. Decembre 1902. Nội dung ghi trên nhãn này khẳng định các bức vẽ này do nguyên Biên tu Hàn lâm viện của triều Nguyễn là Nguyễn Văn Nhân vẽ tại Huế vào năm 1902 về lễ phục tế Nam Giao của triều đình Huế




Chiếc túi vải đựng các bức họa
Bức tranh miêu tả nhà vua (có lẽ là vua Thành Thái, trị vì từ năm 1889 đến năm 1907), đang ngự trên ngai vàng trong điện Thái Hòa, hai bên có hai viên Thái giám và hai vị Hiệp lĩnh thị vệ đứng chầu, phía dưới có dòng chữ Hán: Đại Nam hoàng đế sắc phục tại vị cùng các chữ Hán ghi rõ chức phận của những người trong tranh là Hiệp lĩnh thị vệ và Thái giám
Bức tranh vẽ nhà vua mặc xiêm và long cổn, đi hia, đội mũ bình thiên, cùng các bồi tế, thị vệ và thái giám, đang chuẩn bị bước lên đàn tế Nam Giao
Bức tranh vẽ hai người mặc lễ phục khác nhau, với hai sắc màu xanh dương và đỏ làm chủ đạo, đầu đội hai chiếc mũ tế khác nhau. Các chữ Hán 皇 親 (Hoàng thân) viết trên tranh cho biết đây là hai vị hoàng thân thuộc tôn thất nhà Nguyễn
Bức tranh vẽ hai vị quan trong lễ phục màu cam, đầu đội mũ ô sa ngồi đối diện nhau
Chữ Hán viết trên tranh Chánh nhất phẩm, Đông Các, Võ Hiển cho biết đây là hai vị quan đứng đầu điện Đông Các (Đông Các đại học sĩ) và điện Võ Hiển (Võ Hiển điện đại học sĩ) trong triều đình Huế, hàm chánh nhất phẩm, vận lễ phục tế Nam Giao. Bức thứ bảy vẽ hình con voi có phủ bành bằng vải màu vàng, thêu hình viên long; một người quản tượng mặc áo màu đỏ tía cưỡi trên đầu voi và ba người lính đi bên cạnh con voi mặc binh phục, đội nón dấu, lưng thắt khăn với các màu sắc khác nhau. Chữ Hán trên bức tranh này cho biết họ là những người lính thuộc Kinh tượng vệ, được gọi bằng các danh xưng: Hiệp quản), Dương, Binh và Thanh minh

Tôi vừa nhận được email của TS Piere Baptiste, quản thủ Bảo tàng quốc gia Guimet về nghệ thuật châu Á ở Paris (Pháp), báo tin nhà sách Eric Chaim Klein ở Santa Monica, California, đang rao bán bộ sưu tập gồm những bức họa thể hiện lễ phục tế Nam Giao thời Nguyễn.

Kèm theo thông tin là website về bộ tranh (*) cùng bức thư do bà Laurent Mazzotti, đại diện của Eric Chaim Klein Bookseller, gửi cho TS Piere Baptiste với nội dung: “Nhận thức rõ những đóng góp quan trọng của Bảo tàng Guimet cho các chương trình hỗ trợ việc bảo tồn và phát triển hằng năm của các bảo tàng ở VN, chúng tôi gửi đến ông bộ sưu tập gồm những bức họa duy nhất minh họa chi tiết lễ phục mà vua quan và binh lính của triều đình An Nam mặc trong lễ tế Nam Giao, với các màu sắc rất sinh động và trung thực.

Những họa phẩm này chưa từng xuất hiện, độc đáo và hiếm thấy, đã được một người tên là Nguyễn Văn Nhân vẽ tại Huế vào tháng 12-1902, đúng 100 năm sau ngày triều Nguyễn được thiết lập. Chúng tôi bày tỏ mong muốn Bảo tàng Guimet quan tâm để mua lại các họa phẩm này. Nếu không, chúng tôi vô cùng biết ơn việc (ông) thông báo lời đề nghị này đến các tổ chức, cá nhân khác vì chúng tôi tin rằng việc này có một vai trò quan trọng trong các bảo tàng hay trong thư viện công cộng cũng như trong các sưu tập tư nhân”.

Bộ tranh có tên Lễ phục của triều đình An Nam (Grande tenue de la Cour d'Annam) đang được Eric Chaim Klein Bookseller rao bán với giá 35.000 USD, gồm 54 bức được vẽ bằng màu nước hết sức sống động, tất cả đều trong tình trạng hoàn hảo. Mỗi bức đều có chú thích bằng chữ Hán và chữ Pháp về chức tước, phẩm hàm của những nhân vật được vẽ.

Qua email, TS Piere Baptiste gửi cho tôi một số ảnh chụp từ bộ sưu tập này, trong đó có cả ảnh chụp chiếc túi vải lanh đựng các bức họa, bên ngoài có dòng chữ Hán Hoàng phái sắc phục tự thiên tử chí tôn thất cùng dòng chữ Pháp: Grande tenue de la Cour d'Annam/ par Nguyễn Văn Nhân/ Biên-tu du Hàn-lâm en disponibilité/ Hué. Decembre 1902 (tác giả bộ tranh là Nguyễn Văn Nhân, biên tu Hàn lâm viện của triều Nguyễn, tranh vẽ tại Huế năm 1902).

Một bức miêu tả nhà vua (có lẽ là vua Thành Thái, trị vì năm 1889-1907) đang ngự trên ngai vàng trong điện Thái Hòa, hai bên có hai viên thái giám và hai hiệp lĩnh thị vệ đứng chầu, phía dưới có dòng chữ Hán “Đại Nam hoàng đế sắc phục tại vị”, đồng thời ghi rõ chức phận của những người trong tranh. Một bức khác vẽ nhà vua mặc xiêm và long cổn, đi hia, đội mũ bình thiên, cùng các bồi tế, thị vệ và thái giám đang chuẩn bị bước lên đàn tế Nam Giao.

Trong bức vẽ hai vị quan trong lễ phục màu cam, đầu đội mũ ô sa ngồi đối diện nhau, ghi chú chữ Hán cho biết họ là hai vị quan đứng đầu điện Đông Các (Đông Các đại học sĩ) và điện Võ Hiển (Võ Hiển điện đại học sĩ), hàm chánh nhất phẩm. Lại có bức vẽ một con voi có bành màu vàng thêu hình rồng cùng người quản tượng mặc áo màu đỏ tía cưỡi trên đầu voi và ba người lính đi cạnh voi, với ghi chú biết họ thuộc Kinh tượng vệ.

Từ năm 2004 đến nay, trong các kỳ Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế luôn phục dựng lễ Tế Giao nhưng gặp rất nhiều khó khăn khi phục chế lễ phục và tái hiện không gian lễ hội.

Ngoại trừ 128 bộ lễ phục của 64 văn sinh và 64 vũ sinh biểu diễn điệu múa Bát dật đã được nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục chế một cách bài bản, các lễ phục của vua quan, hoàng thân, đình thần, bồi tế, binh lính cũng như trang phục của voi, ngựa tham gia lễ tế đều mượn từ các vai diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế hoặc được phục chế một cách vội vàng và nặng tính tuồng chèo.

Đó là một trong những lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế luôn phàn nàn lễ tế Nam Giao tái hiện ở Huế đã mất tính xác thực (authenticity) của một lễ tế quan trọng nhất dưới thời Nguyễn.

TS TRẦN ĐỨC ANH SƠN
_________

(*) http://www.klinebooks.com/cgi-bin/kline/11638.html.

Trạng nguyên Trương Xán

0 bình luận

Ảnh Lê Vấn 

Trạng nguyên Trương Xán
Trương Xán đỗ Trại Trạng Nguyên (Thời nhà Trần, nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng thì gọi là Kinh Trạng Nguyên, còn từ Thanh Hóa trở vào gọi là Trại Trạng Nguyên) cùng với Kinh Trạng Nguyên Trần Quốc Lặc khoa Bính Thìn, niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời vua Trần Thái Tông.

Ông say mê vẻ đẹp của thiên nhiên và thường tìm thấy trong các hiện tượng thiên nhiên những triết lý sâu sắc về đời người.

Không có con người nào có thể sống tách riêng ra khỏi cộng đồng được. “Con người cũng giống như những hòn đảo, phía trên mặt nước có thể đứng tách riêng, nhưng phía dưới thì chân những hòn đảo chắc chắn sẽ liền vào nhau. Và cùng liền vào đất dưới đáy biển. Đáy biển ấy liền thành một khối không rời đối với bờ. Khi nào nước biển lui xuống, các đảo kia trơ ra chúng ta dễ dàng nhìn thấy điều ấy. Con người cũng như những hòn đảo riêng rẽ kia. Mỗi người có thể có cuộc sống khác nhau nhưng tất cả luôn gắn bó với nhau và gắn bó với cuộc sống chung của dân chúng trong thế gian này. Không ai có thể sống tách rời khỏi cộng đồng của mình được’’.

Ông làm quan đến chức Hàn lâm Học sĩ. Một số làng chài đã lập đền thờ ông coi như một vị Phúc thần chuyên cứu giúp những người đi biển.

Ngọn lửa trên bờ biển
Gió bão đã bớt đi nhưng sóng biển vẫn cuộn lên từng cột lớn. Người dân làng chài vẫn túm tụm trên bờ cát, mặc cho mưa gió quất vào người. Những người đàn bà đã khóc cạn nước mắt, không còn gào thét được nữa, chỉ còn đủ sức cào tay vào cát rồi nấc lên từng tiếng một. Quần áo, đầu tóc tơi tả hết cả, đám trẻ con thì bấu lấy mẹ, nhất quyết không chịu về nhà. Những ông già thì đứng lặng đi, chỉ có đôi mắt mở ra nhìn biển vừa oán giận vừa bất lực. Cách đây bảy ngày, người dân làng phát hiện một đàn mực lớn vào rất gần phía biển của làng. Thế là làng chài gom hết số thuyền có được cùng tất cả những người đàn ông khỏe mạnh nhất của làng nhanh chóng ra biển vây bắt mực. Họ nghĩ chỉ mất hai ba ngày là có thể trở về được nên chỉ mang một lượng nước rất ít để thuyền nhẹ có thể chèo nhanh. Nhưng những con thuyền vừa rời bến được một ngày thì cơn bão thình lình đổ đến. Gió rít từng hồi và nhổ bật tung những tán cây lớn trong làng. Nhiều mái nhà bị gió tốc ngược cuốn tung đi. Nhưng mặc cho nhà đổ, tâm trí người làng đã để hết ở biển. Những người đàn ông của họ không biết đang phải chống trả lại cơn bão khủng khiếp này như thế nào. Mưa gió ngớt đi một tí, cả làng đã đổ ra biển, những người đàn bà, những người già và cả lũ trẻ con nữa. Ai cũng ngóng xem có con thuyền nào trở về được không?

Gió đã ngớt hẳn, nhưng biển vẫn động dữ dội. Những cột nước cuộn lại, dâng cao rồi đổ ụp xuống. Gặp những cột nước như thế, khó có con thuyền nào có thể thoát được. Một số người còn ít sức lực lặng lẽ quay về làng. Người ta cũng phải làm cái gì cho những người đàn bà và lũ trẻ ăn.

Sự chờ đợi đã sang đến ngày thứ tám. Biển vẫn không thay đổi, hung bạo và cuồng loạn. Những nét tuyệt vọng đã hằn rõ trên những gương mặt. Một người vợ trẻ không chịu nổi đã cố sức đâm đầu xuống biển để chết theo chồng. Người ta kịp kéo chị ta lại đưa vào phía trong và cử hai đứa trẻ nhỡ đứng canh chừng. Đám trẻ con còn ăn uống được một ít chứ những người đàn bà thì không thể cho vào miệng bất cứ thứ gì. Họ chỉ nhấm một chút nước rồi lại gào khóc. Nỗi đau vô bờ đã giúp họ đè nén cơn đói xuống.

Trông chừng không ai còn có thể chịu đựng được hơn nữa, một ông già nói:

- Chưa thấy họ thì chúng ta vẫn còn hi vọng. Nhưng bây giờ tất cả phải quay về làng. Nhà cửa đã đổ nát cần phải dọn dẹp lại.

Ông nói xong, đưa hai tay ôm ngực. Trên những con thuyền đó, cả ba người con trai của ông đều có mặt.

Cuối cùng thì người ta cũng dựa vào nhau, đứng dậy định đi về. Bỗng nhiên một đứa trẻ kêu lên:

- Trông kìa, con thuyền.

Tiếng kêu ấy giống như tiếng sét làm tất cả choàng tỉnh, quay lại biển. Xa xa dưới những vòm sóng khổng lồ, có những đốm đen lờ mờ giống như con thuyền.

- Con thuyền. Con thuyền.

Ai đó thét lên.

- Hình như không phải. Chỉ là cột sóng thôi.

- Không phải là cột sóng, mà là con thuyền.

Những vết đen cứ khi ẩn khi hiện ở ngoài tít xa. Những người đàn bà đều nghĩ đó là những con thuyền đang bị sóng chặn lại không vào được bờ. Nhưng cũng có người nói đó chỉ là những chân cột sóng thôi. Tuy nhiên, những chấm đen ấy đã giữ chân tất cả mọi người ở lại bờ biển.

- Mang một con thuyền lại đây - Người vợ trẻ vừa ngất đã tỉnh lại - Tôi sẽ ra đó xem có phải là những con thuyền của làng mình không?

Lúc đầu người ta cũng định làm thế nhưng thuyền lớn của làng đã ra biển hết, chỉ còn lại những thúng nhỏ thôi. Sóng dữ thế kia, chỉ cần thúng vừa chạm nước sẽ bị sóng hất ngược rồi nhấn chìm ngay.

Bóng tối lại đổ xuống lấy đi mất một ngày chờ đợi tuyệt vọng.

Một cậu bé lặng lẽ đi từ phía làng xuống biển. Cha Trương Xán là một người buôn muối trong vùng nên nhà cậu không có ai đi biển cả. Nhưng trong đám trẻ đang ngóng cha kia, có một cậu bạn của Trương Xán. Cậu đứng gần, nghe bạn vừa khóc vừa kể lại mọi chuyện. Trương Xán nhìn ra biển tối đen bỗng kêu lên:

- Lửa. Phải đốt lửa. Những con thuyền cần nhìn thấy lửa để xác định được hướng bờ.

Ngay sau tiếng kêu của cậu, những người còn sức lực chạy ào về làng. Người ta vác củi rồi liếp nhà ra chất và đốt một đống lửa trên bờ biển. Ngọn lửa dâng cao ngùn ngụt. Nhưng củi và liếp vẫn tiếp tục được mang ra chất vào lửa. Người ta muốn lửa cháy thật to, thật to để những người đi biển có thể nhìn thấy.

Trương Xán nắm chặt tay bạn rồi nói:

- Những vệt đen đó chắc chắn là chân cột sóng rồi. Nếu là những con thuyền thì chúng không thể đậu mãi ở một nơi mà có những cột sóng khổng lồ như thế.

Không thấy con ở nhà, cha Trương Xán cho người đi tìm cậu ở ngoài biển. Nhưng cậu không chịu về và nói rằng mình sẽ thức cả đêm trên bờ biển.

Đống lửa khổng lồ ấy cháy rừng rực trong ba đêm liên tục. Có bao nhiêu củi đốt, liếp tre, rặng rào đều được mang ra biển. Hết củi, người ta bắt đầu lấy tre ở những mái nhà đã bị tốc mang ra đốt tiếp. Cuối cùng, đoàn thuyền cũng trở về nguyên vẹn. Những người đàn ông kể rằng bão biển rất dữ dội nhưng lạ thay, đoàn thuyền lại rơi vào vùng mắt bão, nước biển rất yên tĩnh dù xung quanh gió đang cuồng nộ. Tuy nhiên bão cũng khiến họ mất phương hướng. Nhưng thật may là ngọn lửa đã giúp cho họ biết hướng đất liền ở đâu.

Dân chúng là cội nguồn mãi mãi
Trương Xán học rất nhanh. Chỉ một thời gian ngắn cậu đã có thể đọc được những cuốn sách của thầy Đoan Nghiệp. Ông đọc bài văn của cậu rồi cười:

- Nếu trò cứ học tốt như thế này thì chẳng mấy chốc nữa ta sẽ không còn chữ dạy cho trò nữa.

Nói xong ông quay lại định lấy một cuốn sách khác cho Trương Xán thì thấy cha cậu dẫn một người lạ mặt đi vào.

Ông ta là đạo sĩ Như Thị sống ẩn dật trên một cồn cát nhỏ. Mặc dù không hiểu gì về Như Thị nhưng dân trong vùng cũng rất kính trọng ông ta. Mỗi khi ông ta xuất hiện là mọi người lại cúi chào rất cung kính nhưng đáp lại, Như Thị cứ điềm nhiên bước đi, coi như không thấy ai trước mặt hết. Từ hồi về cồn cát ẩn dật, ông ta chưa bao giờ đến một nhà nào. Thế cho nên khi người nhà vào báo là có đạo sĩ Như Thị đến, cha cậu còn tưởng mình nghe nhầm.

Mấy hôm trước, Trương Xán vừa đi vừa nghe thầy giảng như mọi lần, suốt dọc bờ biển. Khi đi ngang qua cồn cát nơi có đạo sĩ ở đó Trương Xán kể cho thầy về ông ta. Thầy đồ lắc đầu:

- Đó chẳng qua cũng chỉ là một cách mê hoặc người khác thôi.Cuộc sống của mỗi con người, dù muốn hay không cũng không tách rời được với cuộc sống của người khác, với cuộc sống của cộng đồng. Làm gì có chuyện lánh đời như thế mà tìm thấy Đạo được. Đạo ở trong dân chúng.

Nói xong, Đoan Nghiệp lại tiếp tục giảng bài cho học trò. Ông không ngờ rằng những câu nói của mình đã vang đến tai của đạo sĩ. Do đó hôm nay ông ta đến để gặp Đoan Nghiệp.

Vừa ngồi xuống, đạo sĩ đã nói ngay:

- Ta nghe thầy nói rằng đạo của ta mê hoặc người khác. Không biết có phải thế không?

- Đúng vậy! - Đoan Nghiệp nói - Cuộc sống của người này không thể tách rời với cuộc sống của người khác, và với cả cộng đồng được. Đó không phải là thói quen mà còn là bản tính của con người.

Đạo sĩ cất tiếng cười lớn. Trương Xán có cảm giác như ngôi nhà rung lên. Ông ta cười một hồi lâu rồi nói:

- Ta tưởng thầy biết điều gì hay. Hóa ra cũng chỉ là một thầy đồ đi gõ đầu trẻ thôi.

- Ta xin được nghe ý của đạo sĩ. - Đoan Nghiệp vẫn từ tốn nói.

- Được. - Ông ta nói - Nếu ngươi muốn mở rộng tâm trí thì ta cũng xuống tay khai Đạo cho. Con người ta ngay từ khi sinh ra đã lẻ loi rồi. Khi đó, đứa trẻ khóc nhưng có ai biết nó khóc vì cái gì đâu, kể cả mẹ nó. Rồi khi lớn lên, đứa trẻ ấy đau buồn hay vui sướng thì cũng không có ai biết điều gì khiến nó vui mừng hay vui sướng nếu nó không tự nói ra điều ấy. Thế rồi đến khi có bệnh tật, con người đó khổ sở, đau đớn nhưng cũng chẳng ai biết được cái nỗi đau đớn ấy nó thực sự như thế nào nếu người đó không kêu lên. Rồi đến khi chết, mình nó sẽ chết, chẳng có ai giúp gì được con người ấy cả. Ngươi thấy thế nào?

- Có lý lắm. - Đoan Nghiệp nói - Đạo sĩ cứ nói tiếp đi.

Nghe đạo sĩ nói, Trương Xán choáng váng thật sự. Đúng là nếu cậu buồn hay vui mà không nói ra thì mọi người cũng không biết là vì lý do gì. Giọng của đạo sĩ vẫn vang lên:

- Thế cho nên trong thế gian này, chẳng có ai thực sự liên quan đến ai cả. Sống đã lẻ loi thế sao không tìm đường học Đạo như ta.

Nói xong, ông ta phất tay áo rộng thùng thình rồi đứng dậy đi ra không chờ thầy đồ nói. Cái tay áo dính đầy cát chạm nhẹ vào mặt Trương Xán. Cậu ngây người ra. Những lời của đạo sĩ làm cho cậu không còn tâm trí để học tiếp nữa. Thầy đồ thấy vậy liền nói:

- Đúng là mỗi con người có những nỗi đau riêng, những nỗi vui riêng mà nếu không nói ra thì không ai biết được. Nhưng tận sâu thẳm bên trong những điều đó, con người vẫn liên kết với nhau, và với tất cả mọi người khác.

- Thế đạo sĩ...

- Mặc dù ông ta nói ông ta sống ẩn dật không liên quan gì đến ai nhưng cuộc sống của ông ta vẫn gắn bó với cuộc sống của dân làng.

Trương Xán ngồi im lặng nghe thầy nói. Mặc dù vậy những lời của đạo sĩ vẫn ám ảnh cậu.

Thầy đồ nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

- Chúng ta ra biển đi.

Hai thầy trò đi ra biển. Trong đầu Trương Xán quay cuồng những lời của đạo sĩ. Đôi mắt cậu thỉnh thoảng lại liếc nhìn về phía cồn cát. Đoan Nghiệp dẫn học trò trở lại mỏm núi cao rồi chỉ tay ra những hòn đảo nhỏ nhô lên trên biển.

- Con nhìn những hòn đảo kia đi. Chúng mọc tách rời nhau trên mặt biển đấy.

- Vâng - Trương Xán kêu lên - Từng hòn đảo một đứng riêng ra thầy ạ.

- Đúng là riêng ra rồi - Thầy mỉm cười - Trò sẽ nói là mỗi hòn đảo có những điều mà hòn đảo kia không có chứ gì? Nhưng trò thử nghĩ xem, phía dưới mặt biển, chân của những hòn đảo đó thế nào?

Câu hỏi làm cho Trương Xán bừng tỉnh:

- Dạ. Phía dưới thì chân những hòn đảo này chắc chắn sẽ liền vào nhau.

- Và cùng liền vào đất dưới đáy biển. Đáy biển ấy liền thành một khối không rời đối với bờ con ạ. Khi nào nước biển lui xuống, các đảo kia trơ ra con sẽ nhìn thấy điều ấy. Con người cũng như những hòn đảo riêng rẽ kia. Mỗi người có thể có cuộc sống khác nhau nhưng tất cả luôn gắn bó với nhau và gắn bó với cuộc sống chung của dân chúng trong thế gian này. Không ai có thể sống tách rời một mình được.

Bản quyền bài viết của Nhóm Ban Mai-Trích từ cuốn Trạng Nguyên Việt Nam-Đạo Học của Người Xưa

Trạng nguyên Bạch Liêu

9 bình luận

Nhà thờ Trạng Nguyên Bạch Liêu tại xóm Thanh Đà - Mã Thành - Yên Thành - Nghệ An 
Trạng nguyên Bạch Liêu
Một trí thức tài hoa lỗi lạc như ông mà tài liệu về ông còn rất ít. "Ðại Việt sủ ký toàn thư" chép vắn tắt: "Tháng ba năm Thiên Long thứ chín đời Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh trạng nguyên Trần Cố, Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Tư chất thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất chúng. Bạch Liêu còn gọi là Bạch Đồng Liêu sinh ngày 15 tháng giêng năm Bính Thìn(1236) ở làng Thanh Đà, tổng Quỳ Trạch huyện Đông Thành (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu n­ước, Cha làm nghề dạy học, bốc thuốc, là ng­ười “tích phúc truyền gia”, lấy nhân nghĩa làm gốc. Thủa nhỏ Bạch Liêu nổi tiếng thần đồng: 6 tuổi biết đọc, 7 tuổi biết làm thơ, 8 tuổi làm đư­ợc văn bài, 15 tuổi tiếng tăm vang lừng khắp quận huyện. T­ương truyền “Ông có trí nhớ dai chẳng ai bằng, có cặp mắt lóng lánh, nhãn quan thần lực đọc sách 10 dòng trong nháy mắt”. Trạng nguyên Bạch Liêu mất ngày 24 tháng giêng năm ất Mão (1315) thọ 79 tuổi. Trạng nguyên Bạch Liêu đư­ợc vua Trần phong sắc Đ­ương cảnh thành hoàng đại vư­ơng, dân lập đền thờ tôn vinh vị Tổ khai khoa của xứ Nghệ. Ông được nhiều địa phương suy tôn và lập đền thờ. Hiện nay con cháu trực hệ của dòng họ Bạch đã tu sửa nhà thờ và phần mộ của ông tại xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Trạng nguyên đệ nhất tam khôi
Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng
Mũ rồng áo tía vua ban
Lọng xanh đi tr­ước, lọng vàng theo sau...


Ðó là cảnh ông vinh quy về nhà, qua vè dân gian. Một số t­ư liệu cho biết: Bạch Liêu đậu Trạng nguyên như­ng xin không ra làm quan để ở nhà báo hiếu song thân, góp công sức xây dựng quê nhà, đ­ược vua chấp nhận. Ðủ thấy phẩm chất cao quý của ông: không màng công danh phú quý, chịu nghèo khó lo phụng dư­ỡng cha mẹ, giúp đỡ quê h­ương.

Biết thêm: Ông là môn khách thân tín của Trần Quang Khải khi ông này làm trấn thủ Nghệ An. Trần Quang Khải mến tài trọng đức Bạch Liêu, th­ường gặp gỡ xư­ớng họa thơ văn, đàm đạo việc quân việc n­ước. Năm 1287 Bạch Liêu đ­ược cử đi sứ sang Trung Quốc, rồi về sống ở làng Nghĩa Lộ­ xứ Hải Ðông dạy học, bốc thuốc, dạy dân cày cấy. ở Nghĩa Lộ­ cũng nh­ư ở quê đều xây đền thờ ông làm thần.

Hiến kế đuổi giặc
Năm 1258, quân Nguyên Mông bị quân dân ta đánh cho tan tác ở Ðông Bộ Ðầu (Hàng Than, Hà Nội) phải chạy về n­ước, ráo riết chuẩn bị đợt xâm l­ược mới. Tr­ớc tình hình đó, Bạch Liêu đề xuất bản kế hoạch ba điểm, gọi là "Biến pháp tam ch­ương" nhằm chuẩn bị đối phó với địch. Nội dung:

- Kiểm tra dân số, lấy một vạn trai tráng sung quân, quyên góp để rèn vũ khí. Chỉ tập trung một số quân thường trực, còn lại ở tại địa ph­ương, th­ường xuyên luyện tập, khi động dụng sẽ điều đi.

- Khuyến khích các Vư­ơng hầu lập thêm điền trang, đ­ưa dân thiếu ruộng từ Bắc vào khẩn hoang, làm tăng lương thực và của cải cho dân no ấm và đầy kho Nhà nư­ớc. Lập các kho thóc, tiền, binh khí, cứ hai m­ươi dặm một kho, từ Thanh Hóa vào đến Hoành Sơn.

- Lập các đồn điền giáp biên giới phía Nam, đ­ưa nông dân đến khai hoang, lập làng để làm tai mắt theo dõi ngoại xâm.


Trần Quang Khải rất khen "Biến pháp", tự mình cùng em là Trần Quốc Khang đ­ưa nhiều gia nô vào lập điền trại. Sau 5 năm thực hiện "biến pháp", tình hình mọi mặt ở Hoan Diễn rất tốt, đ­ược triều đình khen ngợi. Năm 1271, Trần Quang Khải đư­ợc triệu về kinh làm T­ướng quốc Thái úy, cùng Trần Quốc Tuấn lo đối phó với tình hình ngày càng nóng bỏng tr­ước âm m­ưu của ph­ương Bắc. Ông vẫn quan hệ chặt chẽ với Bạch Liêu, hỏi ý kiến nhiều việc.

Năm 1282, Toa Ðô đem năm m­ươi vạn quân, nói là đánh Chiêm Thành, sau khi chiếm hai châu Ô, Lý, bèn tiến ra Nghệ An, đến tận bờ nam sông Lam. Năm 1284, Thoát Hoan đem quân vư­ợt biên giới phía Bắc nư­ớc ta, tràn xuống Vạn Kiếp, rồi vào Thăng Long. Vua Trần và triều đình phải tạm dời vào Thanh Hóa. Trần Quang Khải đ­ược cử vào Nghệ An chặn quân Toa Ðô, Trần Quốc Tuấn đánh cánh quân Thoát Hoan.

Bạch Liêu viết tờ tâu nói rõ tình hình Hoan Diễn, phân tích thế và lực chung của ta và địch, dâng kế sách đối phó. Vua Trần Nhân Tông đọc rất vừa ý, nhất là trong bản tâu của Bạch Liêu nói Hoan Diễn đã sẵn sàng mười vạn quân dư­ới cờ. Vua phê ngay vào d­ới bản tâu hai câu:

Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.


Ý vua Trần Nhân Tông nhắc Bạch Liêu nhớ kinh nghiệm Cối Kê hồi x­a (khoảng năm trăm năm trư­ớc Công nguyên), Việt Câu Tiễn bị Ngô Phù Sai đánh thua, còn 5.000 quân rút về Cối Kê cố thủ, rồi từ căn cứ đó quật lại, giành đ­ược thắng lợi cuối cùng. Nhờ có m­ời vạn lính Hoan Diễn, xã tắc sẽ tồn tại. Các vua Trần hồi đó đúng là tin t­ưởng lính Hoan Diễn.


Các mẫu truyện khác

Ngọn lửa cũng thở như người
Do thức cả đêm đốt lửa nên hôm đó, hai cậu bé buồn ngủ quá, không đến lớp được. Hôm sau, Bạch Liêu dậy thật sớm chạy sang gọi bạn đến lớp.

Đường làng vắng vẻ, thỉnh thoảng lại có tiếng chó sủa, rồi tiếng trẻ con khóc. Gia đình thầy đồ cũng ở trong một ngôi nhà lụp xụp như những ngôi nhà trong vùng. Nhưng bên cạnh đó, một phòng học lớn, chắc chắn được dựng lên bằng những thân gỗ lớn.

Vách gỗ xung quanh chỉ cao lưng chừng, để hở phía trên cho ánh sáng lọt vào. Còn quá sớm nên chưa có ai đến lớp. Hoài Văn định đẩy cửa vào phòng ngồi đợi thầy thì Bạch Liêu lắc đầu. Cậu quay lại đi lên nhà thầy.

Đang đọc sách, nghe tiếng trò gọi cửa, thầy đồ sợ rằng có việc gì nên vội đi ra. Nhìn gương mặt hai cậu bé, ông càng lo lắng hỏi:

- Có việc gì thế?

Hoài Văn láu táu trả lời:

- Thưa thầy. Gió. Lửa. Gió. Lửa...

Cậu ta lúng túng không biết nói với thầy như thế nào. Bạch Liêu ra hiệu cho bạn im lặng rồi cậu bình tĩnh kể lại mọi chuyện. Kể xong, Bạch Liêu hỏi thầy:

- Thế thì gió từ đâu đến hả thầy?

Thầy đồ nhìn Bạch Liêu hồi lâu. Ông cảm thấy kinh ngạc vì những quan sát của cậu bé. Ông ngước lên. Buổi sáng sớm mát mẻ hơn ban ngày một chút nhưng cũng không hề có một gợn gió nào. Cây cối đứng im tăm tắp.

- Lúc ấy cũng không có gió như thế này thầy ạ.

- Có đúng là càng gió to thì lửa càng cháy mạnh không? - Thầy đồ hỏi, giọng bán tín bán nghi.

- Đúng ạ.

Cuối cùng ba thầy trò dẫn nhau ra bãi đất hôm trước. Thầy nhìn đám tro tàn rồi bảo:

- Hai trò đi vơ củi đi.

Một đống củi lớn lại được đốt. Vẫn vậy, mặc dù bầu trời tĩnh lặng, không có một gợn gió nào nhưng lửa cháy càng to thì gió càng thổi mạnh trong đống lửa. Thầy đồ đưa mắt nhìn xung quanh. Ông giật mình, nhìn đống lửa cháy rồi nói:

- Ta hiểu rồi. Gió không đến từ phía biển cũng chẳng đến từ phía tây. Vậy thì gió sinh ra từ chính đống lửa này.

- Lửa mà sinh ra gió hở thầy?

Hai cậu bé cùng thốt lên ngạc nhiên. Lửa làm sao lại sinh ra gió được nhỉ? Thầy đồ khoát tay:

- Lửa không sinh ra gió, nhưng gió lại vì đống lửa này mà có đấy. Chúng ta về đi. Ta sẽ giải thích cho các con biết.

Ba thầy trò quay lại lớp học. Thầy đồ vào nhà lấy một ngọn nến và một cái hộp gỗ nhỏ, có nắp đậy kín mang ra.

- Các trò nhìn kỹ nhé.

Thầy đồ đốt ngọn nến rồi cho vào lòng hộp. Ngọn lửa nhỏ nhoi cháy lên.

- Lửa cháy bé thế này thì làm gì có gió hở thầy? - Hoài Văn lau tau hỏi.

Thầy đồ không trả lời. Ông chờ cho đốm lửa cháy hẳn lên rồi hỏi:

- Nếu bây giờ ta đậy cái nắp hộp lại thì sao?

Nói xong, ông liền đậy cái nắp hộp lại.

- Nến sẽ tắt ạ.

Hai cậu học trò cùng trả lời.

- Nến tắt à, - Thầy nheo mắt hỏi - có đúng là nến tắt thật không?

- Đúng là nến sẽ tắt.

Hai cậu bé vẫn khẳng định lại như vậy. Thầy đồ mở cái nắp hộp ra. Ngọn nến đã tắt, bốc lên một sợi khói rất mảnh.

- Đúng là nến đã tắt thật. - Ông gật gù - Vì sao nến tắt nhỉ? Điều này ta đã dạy các trò rồi đấy.

- Vâng ạ - Bạch Liêu nói - Nến tắt là do cái hộp đóng kín, không có không khí ạ. Phải có không khí thì lửa mới cháy được.

- Để ta xem nào.

Thầy đồ dùng dao khoét một lỗ to trên cái hộp rồi châm lại nến. Lần này, ngọn nến không tắt.

- Không khí chui qua đây đúng không - Thầy đồ chỉ cái lỗ rồi nói - Còn nếu ngọn nến cháy ở ngoài này thì không khí sẽ ùa tới từ khắp xung quanh.

- Có nghĩa là khi lửa cháy, không khí xung quanh ùa tới mạnh nên tạo ra gió? - Bạch Liêu hỏi.

- Gần như thế đấy. - Thầy đồ nói - Nhưng bây giờ các trò hãy làm theo lời ta bảo xem sao. Hãy hít thở đi.

Bạch Liêu hít vào rồi thở ra. Thầy đồ gật gù:

- Trò thấy thế nào?

- Con hiểu rồi - Bạch Liêu reo lên - Ngọn lửa cũng giống như con vậy, hít không khí vào rồi lại phải thở ra. Cứ hít vào thở ra như thế thì tạo ra gió phải không ạ.

- Đúng đấy! - Thầy đồ cười tươi.

- Nhưng con có thấy ngọn nến này thở ra gió đâu ạ? - Hoài Văn kêu lên.

- Nó có hít vào thở ra đấy. - Bạch Liêu nói - Nhưng có thể nó thở ra nhẹ quá nên chúng ta không nhận ra phải không hả thầy?

Thầy đồ cười, vui mừng vì cậu học trò tỏ ra rất thông minh. Ông bỗng nghiêm mặt lại:

- Ta quên chưa phạt hai trò vì tội hôm qua bỏ học. Vậy bây giờ, hai người phải chạy từ đây ra bãi đất đó, nhặt một mẩu củi cháy dở về đây. Ai chạy nhanh mang được về trước thì sẽ không bị phạt tiếp nữa.

Bạch Liêu mới co chân thì Hoài Văn đã vùng chạy được một đoạn xa rồi. Cậu liền cố chạy nhanh cho kịp bạn. Đoạn đường từ nhà thầy ra bãi đất khá dài nên Bạch Liêu phải cố gắng lắm mới chạy được hết. Quá mệt, Bạch Liêu đứng dựa hẳn vào vách lớp học thở mạnh. Cậu đưa tay lên quệt những giọt mồ hôi trên mặt. Hơi thở của cậu rất mạnh, thở mạnh vào tay. Bạch Liêu vừa thở vừa kêu lên. Giọng cậu đứt đoạn vì quá mệt:

- Con hiểu rồi. Ngọn lửa cháy càng to thì hơi nóng bốc đi càng nhanh, không khí ùa vào càng mạnh. Thế cho nên mới có gió. Còn ngọn lửa cháy bé, hơi nóng bốc lên ít thì không khí cũng ùa vào ít.

Thầy đồ không trả lời mà chỉ tươi cười nhìn cậu học trò rồi gật đầu.

Đương cảnh Thành Hoàng Đại Vương


Ngày đầu tiên đến phủ học, Bạch Liêu ngồi cạnh Đại Minh, một cậu bé mặt mũi sáng sủa, thông minh. Đại Minh học rất giỏi, tính tình vui vẻ, hiền lành. Tuy nhiên Bạch Liêu cảm thấy các bạn trong lớp có điều gì đấy e ngại mỗi khi nói chuyện với Đại Minh.

Do bận đi kiểm tra, đốc thúc việc học trong vùng nên thầy Hoàng Nghĩa thỉnh thoảng mới có thời gian dạy học trò được. Lớp học vẫn do thầy đồ trước đó dạy. Không như thầy Hoàng Nghĩa, thầy đồ này chỉ chú trọng dạy kinh sách, luật pháp để cho học trò đi thi.

- Mỗi thời đại, luật pháp lại thay đổi cho phù hợp với thời đại đó. Tuy nhiên không phải lúc nào sự thay đổi đó cũng tốt cho dân chúng. Nhiều khi luật pháp chỉ phục vụ cho quan lại cai trị dân cho tốt hơn thôi.

Nếu là thầy đồ dạy học ở bên ngoài thì không ai dám nói như thế. Nhưng quan tuần phủ là người cũng biết chút chữ nghĩa, ông muốn các thầy đồ nói thực cái chí của mình cho lũ học trò nghe. Thế cho nên, học trò trong phủ được tự do bàn luận về những điều đó.

- Nhưng thế nào là một hệ thống luật pháp tốt cho dân chúng ạ?

Bạch Liêu vừa hỏi xong thì lớp học cười ồ lên. Đám học trò quay lại nhìn cậu học trò mới như thể giễu cợt. Nhưng giọng thầy đồ đã vang lên;

- Trò hỏi đúng lắm. Một hệ thống luật pháp tốt cho dân chúng là như thế nào? Các trò suy nghĩ đi.

- Đó là những điều luật khiến dân chúng phải đóng thuế nhanh hơn và nhiều hơn ạ. - Một cậu học trò nói.

- Không phải - Một người khác cãi lại - Đó là những điều luật khiến dân chúng không đánh nhau, không dám ăn trộm ăn cắp.

Học trò tranh nhau nói. Bạch Liêu ngạc nhiên khi thấy Đại Minh vẫn ngồi im.

- Theo cậu thì thế nào?

Bạch Liêu hỏi nhưng Đại Minh không nghe thấy. Cậu ta đang chìm trong suy nghĩ. Đợi cho học trò có ý kiến xong, thầy đồ quay lại cậu học trò giỏi nhất lớp:

- Đại Minh, ý kiến của em thế nào?

Đại Minh vẫn không nghe thấy gì khiến Bạch Liêu phải thúc vào người thì cậu ta mới giật mình tỉnh lại.

- Đại Minh, thế nào là một hệ thống luật pháp tốt cho dân.

- Thưa thầy, - Đại Minh đứng dậy - Một thời đại có hệ thống luật pháp tốt là một thời đại không cần nhiều đến những vị quan cai trị ạ.

Bạch Liêu giật mình vì câu nói đó. Cậu nghĩ ngợi rồi chợt hiểu ra ý của Đại Minh. Cả lớp bỗng im lặng. Thầy đồ nói:

- Không cần đến những vị quan cai trị à? Tại sao vậy?

- Dạ...

Đại Minh định nói tiếp thì Bạch Liêu đứng lên:

- Con hiểu ý của Đại Minh rồi. Xin thầy cho con nói ạ.

- Được.

Đại Minh nhìn bạn cười:

- Cậu nói đi.

Bạch Liêu nói rành rọt:

- Đúng là có hệ thống luật pháp tốt thì không cần nhiều đến các vị quan cai trị. Nếu hệ thống luật pháp tốt, vì dân và nghiêm minh thì dân sẽ tâm phục, khẩu phục tự nguyện tuân theo chứ không cần phải ép buộc. Vì dân chúng đã tin tưởng và khâm phục vào hệ thống luật pháp đó nên họ sẽ cố gắng tránh những điều luật pháp không cho phép. Còn nếu như họ vô tình phạm phải thì họ sẽ tự nguyện chịu hình phạt theo luật định mà không có lời oán thán, trách móc hay tìm cách trốn tránh. Nếu có một hệ thống luật pháp như thế thì các thời đại sẽ không cần nhiều đến những vị quan cai trị.

Đại Minh bỗng đứng dậy ôm lấy vai bạn:

- Cậu nói còn hay hơn cả những điều tớ nghĩ.

Thầy đồ gật gù:

- Con nói còn chưa đủ, nhưng đó chính là lý tưởng của một nền luật pháp tốt và vì dân.

Mãi sau này, Bạch Liêu mới biết Đại Minh là con của quan tuần phủ. Được sự giúp đỡ của Đại Minh, Bạch Liêu có thể tự do vào kho sách của phủ bất cứ lúc nào. Muốn đọc cuốn sách nào cậu cũng có thể mượn mang về. Từ khi lên phủ, thầy Hoàng Nghĩa ít khi ở lại phủ mà cứ phải đi khắp nơi. Thế cho nên đọc sách có điều gì không hiểu, Bạch Liêu lại mang đến hỏi Đại Minh. Cậu bạn đã đọc hết những cuốn sách đó và từng được thầy đồ giảng qua nên hiểu được. Do chăm chỉ đọc sách, dần dần Bạch Liêu đã cùng với Đại Minh đứng đầu lớp học. Mỗi khi thầy đồ có việc, thầy lại cử một trong hai cậu đọc sách rồi giải nghĩa cho cả lớp nghe.

Bạch Liêu và Đại Minh cùng vượt qua kỳ thi Hương và thi Đình. Lúc này, con đường công danh đã rõ rệt. Thầy Hoàng Nghĩa biết được rằng cậu học trò cưng của mình chắc chắn sẽ ra làm quan nên ông thường khuyên nhủ cậu:

- Làm quan hay không làm quan thì trò cũng giống như ta, là con cái của Đại Việt. Làm việc gì cũng phải nghĩ đến hai chữ thiêng liêng đó. Dân chúng không chỉ là gốc của nước nhà mà đời sống của dân chúng còn chính là nơi lưu giữ những ý tưởng, những ước mơ của các bậc hiền nhân Đại Việt. Nếu chăm dân không tốt, ấy là ta có tội với chính tổ tông chúng ta.

Năm Thiệu Long thứ 9 (1266) đời vua Trần Thánh Tông, triều đình nhà Trần tiếp tục mở khoa thi Đình năm Bính Dần, để kén chọn người hiền tài. Đại Minh cùng với Bạch Liêu khăn gói ra kinh ứng thí. Bạch Liêu đỗ Trại Trạng Nguyên cùng với Kinh Trạng Nguyên Trần Cố.

Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, Trạng Nguyên Bạch Liêu cố gắng giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách dễ hiểu rồi cho người chép thành nhiều bản để phổ biến cho dân chúng. Sau khi ông chết, dân chúng suy tôn ông như vị thần có thể trừ ma quỷ. Nhà vua cũng phong Trạng Nguyên Bạch Liêu là Phúc Thần, hiệu là Đương Cảnh Thành Hoàng Đại Vương. Một vị thần chuyên xua tà ma giúp dân chúng.

Mộ Trang Nguyên Bạch Liêu

Sinh thời Bạch Liêu đã chọn huyệt đất ở dưới chân núi Hồng Lĩnh làm nơi an nghỉ ngàn thu. Nơi này địa thế hùng vĩ tươi đẹp, sát chân núi Hồng Lĩnh, trên cao là ngọn Hương Tích có chùa Hương Tích (dựng đời Trần) rất nổi tiếng. Sau khi ông mất, con cháu theo di chúc an táng mộ ông ở địa điểm ấy -Nay thuộc thôn Phú Hưng xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Khu mộ đã được xếp hạng DTLSVH

Đền thờ Bạch Liêu ở xã Mã Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An cũng đã được xếp hạng Di tích LSVH cấp quốc gia



Hùng Sơn đĩnh tộc miếu ư gia

Long thủ giáp khoa danh tại sử


Sơn chi mỹ, thủy chi thanh, chung kỳ tú, dục kỳ hình; văn chương Sơn chi mỹ, thuy chi thanh, văn chương khôi vĩ, khí chất tinh linh.

Trần triều trạc thủ nguy khoa, danh tiêu quốc trượng; Bạch tộc nhưng lưu huyết mạch, sự tại sử thanh.


Tài liệu tham khảo
1. Website Trường THCS Bạch Liêu-Nghệ An; http://violet.vn/ngovanvan1972/entry/show/entry_id/4770554
2. Báo tuổi trẻ: http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=219589&ChannelID=371
3. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
4. Blog Ngô Đức Thọ, nhà nghiên cứu Hán Nôm. http://vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article?mid=173&fid=-1


Trạng nguyên Việt Nam và Một nền học vấn bị lãng quên

0 bình luận

Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích với Số Âm trong trò chơi Ô Ăn Quan
Sau khi định đô ở Thăng Long, yên bề xã tắc, Nhà Lý chú trọng đến việc giáo dưỡng dân chúng, đào tạo người hiền tài cho đất nước. Năm Ất Mão (1075) niên hiệu Thái Ninh thứ 4 đời vua Lý Nhân Tông, Nhà Lý cho mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử của nền học vấn Đại Việt. Trong các khoa thi đầu tiên, do muốn khẳng định sự độc lập với phương bắc nên khoa thi gọi là khoa thi Tam trường hoặc là Minh Kinh bác học. Tuy nhiên cách tổ chức thi cử và lựa chọn những người đỗ thì giống hệt các khoa thi lựa chọn Trạng Nguyên sau này.

Chính vậy mà Lê Văn Thịnh, người đỗ Thủ khoa Minh Kinh bác học trong kỳ thi đầu tiên luôn được coi là vị Trạng nguyên đầu tiên của Đại Việt. Sự thông tuệ, uyên bác kỳ lạ của Lê Văn Thịnh, người sau này làm đến chức Thái sư, chứng tỏ ông hợp với danh hiệu Trạng Nguyên đầu tiên của Đại Việt. Hơn nữa, giữa lúc sự sùng bái đạo Phật của triều đình và dân chúng tăng quá mức, ông tỏ rõ tư tưởng độc lập bằng cách đề xướng Đạo của người Đại Việt.

Sau Lê Văn Thịnh, khoa thi Minh Kinh bác học được tổ chức mấy kỳ thi nữa với sự xuất hiện của các Trạng nguyên kiệt xuất như Mạc Hiển Tích với Toán học Âm Dương, Nguyễn Quan Quang với thuyết Dân chúng hiền minh… Sau đó Khoa thi được đổi tên thành Đệ Nhất Giáp Thái học sinh.

Năm Đinh Mùi (1247) niên hiệu Thiên Ứng- Chính Bình thứ 16, đời vua Trần Thái Tông, triều đình chính thức công nhận danh hiệu Trạng nguyên của người đỗ đầu trong khoa thi. Nên học vấn Đại Việt được đánh dấu một mốc son chói lọi với sự xuất hiện của Trạng Nguyên Nguyễn Hiền. Khi đỗ Trạng Nguyên, ông mới 13 tuổi. Trạng Nguyên Nguyễn Hiền là bậc kỳ tài, ngàn năm có một. Ông học chữ một thời gian ngắn với nhà sư, sau đó là tự học. Trời đất đã khai tâm cho ông. Ngay từ nhỏ Nguyễn Hiền đã có những tư tưởng thâm sâu nhưng sáng láng về mọi vấn đề của thế gian.

Noi gương Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh, ông cổ xúy cho Đạo của người Đại Việt, kiến giải Phật pháp theo cách của người Đại Việt. Những đoạn hùng thư của ông toát tư tưởng vô cùng nhân bản của Đạo lý Đại Việt. Ông cho rằng trừng phạt cái xấu, cái ác trong con người không bao giờ có hiểu quả bằng việc khuyến khích cái Thiện còn lại trong con người đó. Một khi cái Thiện được trỗi dậy, con người ấy sẽ rũ bỏ được bóng tối của cái ác.

Đúng như Nguyễn Trãi đã viết rằng ”Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau/ Nhưng hào kiệt đời nào cũng có”, trải qua thăng trầm của các thời đại, các Trạng Nguyên Đại Việt liên tục xuất hiện, tạo dựng lên một nền học vấn Đại Việt huy hoàng, độc lập với người phương bắc. Triều đại ngắn ngủi của Nhà Hồ hay Nhà Mạc cũng kịp để lại cho hậu thế những Trạng Nguyên kiệt xuất như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lưu Thúc Kiệm.

Đến thời Nguyễn, khoa thi lại thay đổi tên gọi và cách thức tổ chức. Tuy nhiên thời điểm đó, do ảnh hưởng của đạo Công giáo và kiến thức khoa học phương tây, các khoa thi của Nhà Nguyễn không còn tìm ra được những Trạng Nguyên xuất chúng nữa. Nền “Khoa bảng Trạng Nguyên’ bắt đầu từ Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh, dừng lại vào khoa thi Bính Thìn (1736) niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2, đời vua Lê Ý Tông, với Trạng Nguyên cuối cùng, Trạng Nguyên Trịnh Huệ.

Mỗi dân tộc chỉ tồn tại khi có một nền học vấn độc lập. Dân tộc Đại Việt cũng vậy. Xuyên suốt các thời đại, tư tưởng của các Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh. Nguyễn Hiền, Lý Đạo Tái ( sư Huyền Quang), Nguyên Quang Bật… vừa cố gắng làm sáng tỏ Đạo của người Đại Việt, vừa kiến giải, tiếp thu Đạo Phật theo cách riêng của người Đại Việt… Mặc dù nền khoa bảng hoàn toàn dựa vào kinh sách của Nho gia nhưng ở mỗi vị Trạng Nguyên, cái ý chí độc lập về tinh thần, về tri thức luôn thức tỉnh mạnh mẽ.

Toán học giúp làm nên một nền học vấn Đại Việt vô cùng đặc biệt, khác hẳn với những nền học vấn khác. Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích với Số Âm trong trò chơi Ô Ăn Quan, Toán học Âm Dương, Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi với Phép chia tạo nên Thế gian hài hòa, rồi đến Thiên tài toán học Trạng Nguyên Lương Thế Vinh với Khải Minh Toán học và Đại thành Toán pháp. Qua những phép tính với số 0, Trạng nguyên Lương Thế Vinh khẳng định thế gian có những vật toàn mãn thực sự… Nhiều Trạng Nguyên đã phát triển và bổ xung những tư tưởng toán học này tạo nên một trường phái Toán học Đại Việt.

Ngoài Toán học, các Trạng Nguyên khám phá rất nhiều hiện tượng khác của đời sống. Bạn hãy đọc về Trạng Nguyên Nguyễn Nghiêu Tư để tìm hiểu cảm giác về không gian, điều gì khiến chúng ta phải giới hạn nó lại, và giới hạn bằng cách nào? Bạn hãy đọc về Trạng Nguyên Nguyễn Quan Quang để xem bí mật của ánh sáng, hoặc đọc những dòng kỳ lạ của Trạng Nguyên Vũ Tuấn Thiều: “Ánh sáng là gì mà có thể nhìn thấy mà không nắm bắt được? Bóng tối cũng thế. Nó là gì mà chỉ có thể nhìn thấy mà không thể sờ đựợc vào nó? Vậy nó (bóng tối) là gì mà có thể ngăn ánh sáng lại được?”.

Nếu bạn muốn biết Chữ Nôm - chữ của người Đại Việt hình thành thế nào, bạn hãy đọc về Trạng Nguyên Nguyễn Quang Bật, Trạng Nguyên Vũ Tích. Hãy đọc những bài thơ Nôm đầu tiên để thấy khí phách của Đại Việt.
Nắng ấm nghìn trượng tỏa trên ngọn cờ
Khí thế ba quân át cầy cáo
Phương đông mặt trời mọc,. áng mây nhẹ trôi
Phóng mắt ngắm núi sông muôn dặm
(Vua Lê Thánh Tông)

Thực sự các Trạng Nguyên Đại Việt đã tạo lập một nền học vấn bền vững, độc lập, tách biệt khỏi tinh thần Nho giáo, và cả tinh thần Phật giáo nữa…

Nhưng nền học vấn ấy đâu? Nền học vấn ấy đã mất! Nói chính xác là nền học vấn ấy đã mất tích trên các văn bản. Nó chỉ còn tồn tại trong một số gia phả của các dòng họ, trong kiến thức dân gian, trong những hình thái sống của người Đại Việt.
Có rất nhiều lý do để giải thích cho sự biến mất của nền học vấn kỳ diệu này. Chiến tranh liên miên, ý thức lưu giữ kém, các thời đài không khuyến khích phát triển những tư tưởng, những học vấn thoát khỏi sự cương tỏa của Nho giáo….

Theo chúng tôi, những người làm sách, nền học vấn Đại Việt bị mất tích phụ thuộc vào ba điều cơ bản sau:

Thứ nhất: Kinh sách của Nho gia là loại kinh sách duy nhất dùng trong các kỳ thi. Vậy nên những cuốn sách có tư tưởng khác lạ, độc lập, hay đề cập đến những vấn đề (khoa học) khác với kinh sách Nho gia đều bị loại bỏ hoặc bi lãng quên.

Thứ hai: Cái tâm lý lệ thuộc vào kinh sách của phương bắc ( kể cả Kinh sách của Phật giáo) vẫn còn rất nặng nề trong giới tri thức Đại Việt. Vậy nên những cuốn sách của các hiền nhân Đại Việt thường không được lưu giữ cẩn thận

Thứ ba: Các sử gia quá chú trọng vào các biến cố quân sự, chính trị mà quên đi những sự kiện tri thức lớn

Thứ tư: Lý do này thuộc về lịch sử. Tháng 9 năm 1406, lấy cớ đưa con cháu Nhà Trần về khôi phục lại vương triều, Nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lỹ, xâm lược Đại Việt. Sau những cuộc chiến kiên cường chống giặc, Hồ Quý Ly và các tướng lĩnh đều bị bắt. Sau khi thu hết sách vở, bia đá để đánh gục ý chí của Đại Việt, Trương Phụ bắt dân chúng Đại Việt đọc kinh sách Nho gia nhiều hơn nữa. Năm 1418, Nhà Minh cho rằng dân chúng vẫn cất giấu một số cuốn sách quý của các hiền nhân Đại Việt nên đã sai hai nhà nho là Đại Thanh và Hạ Truy mang quân lính đi truy tìm, tịch thu kỳ hết những cuốn sách đó. Dân chúng đành xé lẻ những cuốn sách đó ra, đọc thuộc lòng, hoặc đốt đi để sách khỏi rơi vào tay giặc.
Hiện tại, ngay cả tư liệu về cuộc đời các Trạng Nguyên cũng rất hiếm.

Nhưng một nền học vấn uyên áo như vậy không thể bị mất đi. Để nó mất đi tức là chúng ta đã đánh mất một phần tâm hồn, một phần ký ức của mình.

Chúng tôi quyết định phục dựng lại Nền học vấn đã mất dấu ấy qua những câu chuyện về thời đèn sách của các Trạng Nguyên. Qua các câu chuyện này, các bạn sẽ thấy trí tuệ, tư tưởng, ý chí của người Việt hình thành và phát triển thế nào!

Như chúng tôi đã đề cập đến, tư liệu về các Trạng nguyên còn rất ít. Chúng tôi thu thập tư liệu qua những nguồn sau:

Những tư liệu rời rạc đề cập đến các Trạng Nguyên trong các cuốn sách cổ
Một số tư liệu trong các cuốn gia phả của các dòng họ
Những khảo sát văn bia
Khảo cứu văn hóa dân gian về các vùng đất- nơi sinh ra các vị Trạng Nguyên

Sau những lý do (đã nêu trên) khiến cho nền học vấn Trạng Nguyên không được lưu lại rõ ràng, kiến thức, tư tưởng của các vị Trạng Nguyên bằng cách nào đó đã đi vào dân gian, biến thành kiến thức dân gian, tâm hồn dân gian.. tạo ra những hình thái sống của người Đại Việt.

Bộ sách chia làm hai phần, mỗi phần 7 cuốn. Phần đầu từ Trạng Nguyên Lê Văn Thịnh đến Trạng Nguyên Nghiêm Hoan. Phần sau, (Giai đoạn này đạo Công giáo bắt đầu có ảnh hưởng vào xã hội Đại Việt) bắt đầu từ Trạng Nguyên Đỗ Lý Khiêm đến Trạng Nguyên Trịnh Huệ.

Mặc dù đã lao động hết sức cẩn trọng, kỹ càng nhưng do những hạn chế khách quan, chúng tôi chắc chắn còn mắc phải nhiều thiếu sót. Chính vậy nên chúng tôi rất mong mỏi các nhà sử học, các nhà nghiên cứu văn hóa và bất kỳ đọc giả nào có những tư liệu mới, có cách minh định mới về đời sống, tinh thần của các Trạng Nguyên, xin hãy gửi cho chúng tôi theo địa chỉ của Nhà Xuất bản Trẻ trangnguyennxbtre@yahoo.com.vn; Hoặc địa chỉ hòm thưtrangnguyenvietnam@gmail.com. Hi vọng với những đóng góp của quý vị, chúng ta sẽ có những văn bản tốt hơn trong những lần tái bản.


Trích từ Bào tuổi trẻ, Sách Trạng Nguyên Việt Nam, Nhóm Ban Mai http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=219580&ChannelID=371



Trạng nguyên Đào Sư Tích

6 bình luận

TRẠNG NGUYÊN ĐÀO SƯ TÍCH
(1350 - 1396)

Nguyên quán làng Cổ Lễ, huyện Tây Chân, (sau đồi là Nam Chân), nay là thị trấn Cỗ Lễ, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, là con trai của ông Đào Toàn Bân, làm quan giữ chức ở Viện Thẩm hình triều vua Trần Phế Đế, niên hiệu Xương Phù (1377 - 1388). Ông dời nhà lên ở xã Lí Hải, huyện Yên lãng, phủ Tam Đái thuộc Sơn Tây, nay là thôn Lí Hải (cũng có tên là Địa Muội - tục danh Kẻ Muối), xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên.

Ông đỗ đầu cả 3 khoa thi: thi Hương, thi Hội, thi Đình, cũng tức là vị Tam nguyên duy nhất trong 8 Trạng nguyên triều Trần. Ông làm quan đến chức Nhập nội hành khiển Hữu ty Lang trung, là chức quan đứng sau hàng Tể tướng đặt ra từ triều Lí. Do không đồng chí hướng, đến đời Hồ Quý Ly ông bị giáng chức. Vì bất mãn với chính triều suy thoái, Hồ Quý Ly chuyên quyền, vua quan lục đục. Ông cáo quan về quê ở ẩn, làm thuốc, chữa bệnh và dạy học. Sau đó ông lên Vĩnh Phúc, quy tụ hiền tài nhằm chấn hưng đất nước. Tư tưởng tiến bộ của ông được thể hiện trong tác phẩm Sách lược phục hưng Đại Việt.

Khi nhà Minh xâm lược nước ta. Vua Trần triệu ông về kinh, giao đi xứ nhà Minh, với kiến thức uyên bác và tài ngoại giao tuyệt vời, ông đã thuyết phục vua Minh giảm được nhiều yêu sách vô lý, kéo dài thời gian hoà hoãn. Vua Minh đã tặng ông bốn chữ: Lưỡng quốc Trạng nguyên, suy tôn ông là Trạng nguyên của cả nước Đại Việt và Trung Quốc. ông viết khá nhiều sách, nhưng đến nay đã bị thất lạc hầu hết.
Tác phẩm của ông hiện còn: Bài văn Sách Đình đối trong kì thi khoa Giáp Dần 1374). Là bài văn thi Đình duy nhất của các khoa thi Đình triều Trần còn được ghi chép lại trong sách Lịch triều Đình đối sách văn, mục "Trần triều Đình đối văn". Bài Phú sao Cảnh (Cảnh tỉnh phú) chép trong sách Quần hiền phú tập là tập chép các bài phú của các danh sĩ các đời từ Trần - Hồ đến triều Lê, do ông Nguyễn Thiên Túng viết bài tựa bản chép cũ (cựu biên) năm Đinh Sửu, niên hiệu Diên Ninh đời Lê Nhân Tông (1459).
Tác phẩm chính: bài tựa tám tập sách Bảo hoàn điện dư bút - Văn sách thi đình - Mộng ký - Phú sao cảnh - Sách lược phục hưng Đại Việt.

Bài dưới đây bản quyền của TRẦN MỸ GIỐNG, copy từ trang NEWVIETART.COM, link chính là: http://newvietart.com/index4.705.html

Cuộc Đời và Giai Thoại
Đào Sư Tích sinh năm Canh dần (1350), mất năm Bính Tý (1396), quê làng Cổ Lễ, huyện Tây Chân (nay thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định). Ông là người thứ hai đỗ Trạng nguyên trong số 5 Trạng nguyên của đất Nam Định văn hiến. Do thời gian đã lâu, các tài liệu lịch sử viết về ông hiện còn rất ít, lại sơ lược, nhưng công danh sự nghiệp của ông được dân gian truyền tụng khá nhiều.

Đào Sư Tích xuất thân trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng lâu đời. Ngay từ thời Trần Nhân Tông, họ Đào đã cóĐào Dương Bật đỗ Thái học sinh, là bậc Khai quốc công thần nhà Trần, từng giữ chức Thượng thư bộ binh kiêm Đông các đại học sĩ. Năm 1285 ông vâng lệnh triều đình về vùng đất Đông Trang thuộc lộ Trường Yên (nay là thôn Đông Trang, xã Ninh An, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) để chiêu dân lập ấp làm nơi cảnh giới cho căn cứ địa Trường Yên trong kháng chiến chống quân Nguyên. Cha Đào Sư Tích là Đào Toàn Bân (có sách chép là Đào Toàn Mân, Đào Tuyền Phú, Đào Kim Bản, Lê Toàn Môn...) vốn người ở làng Song Khê, huyện Yên Dũng, hồi nhỏ đi học ở Cổ Lễ rồi lấy vợ và sinh sống ở đó. Ông đỗ Hương cống khoa Giáp Tý thời Trần, đỗ Hoàng giáp khoa Nhâm Dần (1362) đời Trần Dụ Tông, làm quan tới Lễ bộ Thượng thư, Tri thẩm hình viện sự. Ông là một nhà giáo nổi tiếng về phương pháp dạy học, học trò có nhiều người thành đạt. Quốc tử giám Tư nghiệp Chu Văn An đã phải khen ông là "Đại sư vô nhị".

Đào Sư Tích là con thứ của Đào Toàn Bân. Vốn có tư chất thông minh, ham học, được người cha nổi tiếng dạy dỗ, Đào Sư Tích sớm bộc lộ tài thơ phú, lực học hơn hẳn các bạn cùng lứa tuổi, năm 7 tuổi đã nổi tiếng là Thần đồng. Hồi còn đi học, một lần Đào Sư Tích phải qua sông Hồng sang Thái Bình cắt thuốc chữa bệnh cho cha. Vì đò đông khách, Đào Sư Tích phải đợi chuyến sau. Trong lúc ngồi chờ đò, cảm xúc trước cảnh trời nước mênh mang, Đào Sư Tích có làm mấy câu thơ:

Trời mênh mông
Nước mênh mông
Tôi phải chờ
Bởi đò đông.

Bài thơ tuy đơn giản chỉ có mấy câu nhưng đã thể hiện rõ khung cảnh bến đò, phù hợp với tâm lý người chờ đò nên được nhiều người thuộc và lan truyền rất nhanh. Tình cờ, cô lái đò lại tên là Đông. Cô Đông là người có học, cũng võ vẽ biết làm thơ. Khi biết tên tác giả bài thơ "Chờ đò" là Tích, cô Đông liền gửi cho anh một bài thơ theo kiểu bài thơ của anh:

Đêm tĩnh mịch
Nhà tĩnh mịch
Tôi ngồi đọc
Truyện cổ tích.

Bài thơ của cô Đông thật đơn giản mà rất lạ, có hàm ý, chữ cuối cùng của bài thơ cũng trùng với tên của tác giả bài thơ "Chờ đò". Từ đó hai người trở nên thân thiết với nhau. Nhưng chẳng được bao lâu thì côĐông bị gia đình ép gả cho một người dân chài ở Tiền Hải, còn Đào Sư Tích thì đỗ Trạng nguyên và đi làm quan ở triều đình nên hai người không có dịp gặp lại nhau nữa. Mối tình từ bài thơ trên bến đò năm ấy còn vương vấn mãi hai người nhiều năm sau này(1).

Một hôm quan Nhập nội hành khiển Đào Sư Tích nhận được một bức thư không đề tên người gửi, vẻn vẹn chỉ có hai câu:
Chức trọng quyền cao ngày nay đã thoả
Còn nhớ năm xưa ngồi đợi con đò?

Sau nhiều năm làm quan, chịu bó tay trước những hiện tượng tiêu cực trong triều đình, Đào Sư Tích cảm thấy ngao ngán. Bức thư đã làm ông nhớ lại những kỷ niệm đẹp của mối tình tuổi học trò. Vào một đêm trằn trọc không ngủ được, ông ngồi dậy cầm bút viết hai câu thơ:

Mười mấy năm trời quyền cao chức trọng
Không bằng một khắc trên chuyến đò xưa.

Có lẽ sự kiện này không chỉ bộc lộ tài năng văn học của Đào Sư Tích mà còn là một tác động vào quyết định cáo quan của ông sau này.

Truyền thống khoa bảng nổi tiếng của dòng họ Đào và của vùngđất Nam Chân hiếu học đã ảnh hưởng sâu sắc tới Đào Sư Tích. Ông đi thi với niềm tin tưởng và quyết tâm đỗ đạt danh vị cao. Tương truyền, khi ông đi thi Đình, vừa ra đầu ngõ thì gặp ngay một thiếu nữ. Ông tỏ vẻ không vui, xẵng giọng:

- Ta đi thi mà gặp gái!

Người thiếu nữ kia vốn thông minh, liền bảo:

- Ông đi thi thì ông đỗ Tiến sĩ, việc gì đến chị em?

Ông mắng luôn:

- Tiến sĩ thì thấm tháp gì?

Thiếu nữ tươi cười:

- Không đỗ Tiến sĩ thì đỗ Trạng nguyên vậy, được chưa?

- Thế thì được!

Khoa ấy ông đậu Trạng nguyên thật.

Dù câu chuyện trên chỉ là tương truyền song cũng phần nào phản ánh được cái chí khí quyết đạt danh vị cao của Đào Sư Tích. Trong Nam thiên trân dị tập có lời bình về sự kiện này như sau:

- "Gặp gái" là tiếng đùa. "Tiến sĩ thấm tháp gì?" lại là lời thật. Ông Cổ Lễ (chỉ Đào Sư Tích) đã cầm chắc hai chữ "Khôi nguyên" trong tay rồi,đâu phải đợi người khác nói ra mới nghiệm!
Vốn có tư chất thông minh, ham học, có quyết tâm cao, lại được người thày nổi tiếng dạy dỗ, Đào Sư Tích đỗ cao là điều tất yếu.

Khoa thi Giáp Dần niên hiệu Long Khánh 2(1374) đời Trần Duệ Tông, Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên. Đào Sư Tích và Bảng nhãn Lê Hiến Giản, Thám hoa Trần Đình Thâm là ba vị Tam khôi được vua ban yến và áo xếp, được dẫn đi chơi phố ba ngày, được phong quan chức theo thứ bậc khác nhau. Các tài liệu đăng khoa lục đều nói Đào Sư Tích đỗ đầu từ thi Hương đến thi Hội, thi Đình vì thế nhiều người nghiên cứu sau này cho là ông đạt danh hiệu Tam nguyên. Thời Lý - Trần, thi Đình là giai đoạn cuối của thi Hội. Chỉ từ năm 1442 thi Đình mới thực sự được tách ra thành một kỳ thi độc lập. Do vậy, cũng chỉ từ năm này mới có danh hiệu Song nguyên (đỗ đầu hai kỳ thi Hội và thi Đình) và Tam nguyên. Cả nước chỉ có 7 người đạt danh hiệu Tam nguyên. Đào Sư Tích dù không phải là Tam nguyên nhưng vì từ thi Hương đến thi Đình ông đều đỗ đầu nên dân gian vẫn thừa nhận ông là Tam nguyên. Điều đó chứng tỏ Đào Sư Tích là người có kiến thức uyên bác, đạo đức trong sáng, được nhân dân cảm phục và yêu mến.

Một hiện tượng kỳ lạ hiếm có trong lịch sử khoa cử nước ta là trong khoa thi Giáp dần (1374), cả ba người học trò của cụ Đào Toàn Bânđều đỗ cao: Con trai cụ là Đào Sư Tích đỗ Trạng nguyên, hai học trò của cụ là Lê Hiến Giản (tức Lê Hiến Phủ) đỗ Bảng nhãn, Lê Hiến Tứ đỗ Tiến sĩ (Thái học sinh). Cả bốn thày trò sau này đều làm quan đồng triều. Trong buổi lễ đăng khoa, biết Đào Toàn Bân đã dạy con và hai học trò đều đỗ đại khoa, vua Trần khen ông là "Phụ giáo tử đăng khoa" (Cha dạy con đỗ đạt) và tặng ông bốn chữ "Phụ tử đồng khoa" (Cha con cùng đỗ) kèm theo vếđối:


Phụ đăng khoa, tử đăng khoa, phụ tử kế đăng khoa chi nghiệp;
(Cha đỗ, con đỗ, cha con nối nhau làm nên sự nghiệp học vấn đỗ đạt)

Tân Trạng nguyên Đào Sư Tích liền xin phép vua và cha cho đối như sau:

Tổ tích đức, tôn tích đức, tổ tôn bồi tích đức chi cơ.
(Ông tích đức, cháu tích đức, ông cháu cùng vun trồng cơ nghiệp đức)

Câu đối của Đào Sư Tích ca ngợi dòng họ nhà vua đức nghiệp cao, văn học lớn, các bậc vua ông, cha, con, cháu đều như thế. Câu đối cũng đồng thời ngầm tự hào về dòng họ Đào của tác giả có truyền thống khoa giáp vẻ vang. Tài ứng đối của Đào Sư Tích đã làm đẹp lòng vua Trần.

Sau khi đỗ Trạng nguyên, Đào Sư Tích được bổ chức Lễ bộ thượng thư trông coi việc văn hoá, giáo dục của triều đình. Đến tháng 5 năm Tân Dậu (1381) ông lại được thăng làm Nhập nội hành khiển kiêm Hữu ty lang trung. Nhập nội hành khiển là chức quan cao cấp trong triều đình thời Trần, chỉ đứng sau Tể tướng, nắm giữ các việc cơ mật của đất nước. Cùng năm này cha ông là Đào Toàn Bân cũng được thăng làm Tri thẩm hình viện sự, nắm giữ các việc thực thi pháp luật, "cầm cân nảy mực" xã hội.

Nhiều năm liền Đào Sư Tích làm nhiệm vụ đi kinh lý các lộ miền biên giới phía bắc, lập được nhiều công trạng, được vua hết lòng khen ngợi. Năm Quý hợi (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông làm sách Bảo Hoà điện dư bút để dạy bảo quan gia, sai Đào Sư Tích làm bài đề tựa. Sự kiện này chứng tỏ Trần Nghệ Tông rất tin ở tài văn học và đức độ của Đào Sư Tích. Tiếc rằng bộ sách này ngày nay đã thất lạc.

Đào Sư Tích làm quan trong thời kỳ nhà Trần suy thoái. Ba vị vua mà ông từng phụng sự là Trần Duệ Tông (1372 - 1377), Trần Phế Đế (1378 - 1388), Trần Thuận Tông (1388 - 1398) đều chỉ làm vì, thực quyền vẫn trong tay Thượng hoàng Trần Nghệ Tông. Nhưng Trần Nghệ Tông bản tính nhu nhược, chẳng giám tự quyết đoán việc gì, lại hết lòng tin dùng Hồ Quý Ly, giải quyết mọi việc thường nghe theo lời Hồ Quý Ly nên Hồ Quý Ly mới thực sự là người có vai trò quyết định mọi việc chính sự của triều đình. Từ năm 1371 triều đình nhà Trần nổi lên mâu thuẫn gay gắt giữa một bên là các tôn thất quý tộc nhà Trần muốn duy trì vương triều của mình, với một bên là phái muốn cải cách đứng đầu là Hồ Quý Ly. Để củng cố địa vị và tạo vây cánh, Hồ Quý Ly tìm mọi cách đưa người tâm phúc và họ hàng của mình vào nắm giữ các cương vị chủ chốt trong triều đình, đồng thời tiêu diệt các phe đối lập. Tháng 2 năm Kỷ mùi (1379) Hồ Quý Ly lạiđược giao chức Tiểu tư không kiêm Hành khu mật đại sứ, được phép chọn cử quan viên không nhất thiết phải là tôn thất nhà Trần. Hồ Quý Ly đã lợi dụng dịp này đưa người của mình vào giữ các cương vị trọng trách như: lấy Nguyễn Đa Phương làm tướng quân, Phạm Cự Luận làm quyền Đô sự... Đối với các phe đối lập, Hồ Quý Ly ra tay triệt hạ: diệt Thái uý TrangĐịnh Vương Ngạc (1391), Trần Nhật Chương (1392), Trần Nguyên Uyên, Trần Nguyên Dận (1395)... Trong khi đó vua Trần Duệ Tông là người có tài cầm quân, bản tính cứng cỏi nhưng quá tự kiêu, dẫn đến cái chết về tay Chế Bồng Nga khi đi đánh Chiêm Thành. Vua Trần Phế Đế là ông "Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới (chỉ Hồ Quý Ly), xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được" (Đại Việt sử ký toàn thư, BK8, 1a). Năm 1388 mưu giết Hồ Quý Ly không thành, Trần Phế Đế bị Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nghe theo lời Hồ Quý Ly đem thắt cổ cho chết. Vua Trần Thuận Tông lên ngôi lúc mới 11 tuổi, Hồ Quý Ly liền gả con gái lớn của mình là Thánh Ngâu cho vua làm Hoàng hậu. Hồ Quý Ly làm Phụ chính Thái sư nắm mọi quyền hành trong triều đình.

Giai đoạn Trần mạt, bọn quyền thần lợi dụng sự tối tăm của vua, tha hồ làm mưa làm gió trong triều, thẳng tay bóc lột ức hiếp dân chúng, gây ra một tình thế xã hội vô cùng quẫn bách. Trước hoàn cảnh bi đát này, những người có tâm huyết đều bất lực. Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An dâng Thất trảm sớ để chấn chỉnh chính sự nhưng không được vua Trần chấp nhận đã phải từ quan về ở ẩn. Tháng 4 năm Nhâm thân (1392) Bùi Mộng Hoa dâng thư lên Thượng hoàng cảnh báo nguy cơ Hồ Quý Ly dòm ngó ngôi báu, Trần Nghệ Tông lại đưa thư cho Hồ Quý Ly xem, sau Bùi Mộng Hoa phải lẩn tránh. Đào Sư Tích là vị quan ngay thẳng, cương trực, luôn giữ chính nghĩa, không vào hùa với kẻ phản thần. Trong triều có một số người không ưa ông. Tháng 12 năm Nhâm thân (1392), Hồ Quý Ly viết sách Minh đạo (làm sáng tỏ đạo Nho) hạ thấp vai trò của Khổng Tử,đề cao Chu Công... Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói Hồ Quý Ly bàn như vậy là không phải, liền bị đày đi châu gần. Đoàn Xuân Lôi nói Đào Sư Tích có xem thư của mình phê phán Hồ Quý Ly nên Đào Sư Tích cũng bị giáng làm Trung thư thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự. Sau sự kiện đối đầu với Hồ Quý Ly này, có câu đối ca ngợi cha con Đào Sư Tích như sau:

Kim âu xã tắc quân thần nghĩa
Thạch mã sơn hà phụ tử danh.

(Nghĩa vua tôi bình vàng xã tắc
Tiếng cha con ngựa đá non sông)

Chán ngán trước cảnh trong triều vua quan mưu hại lẫn nhau, bất mãn vì Hồ Quý Ly chuyên quyền, tiên đoán được nhà Trần sẽ mất về tay họ Hồ mà mình bất lực, Đào Sư Tích đã cáo quan về quê làm thuốc chữa bệnh và dạy học. Là một vị quan trông coi pháp luật, Đào Sư Tích luôn giữ mình trong sạch, khi về chỉ để lại cho con cháu một cái ao, vài sào ruộng và một mảnh đất làm nhà (Thần tích tổng Thần Lộ). Đào Sư Tích từng là một đại quan hàng á tướng của triều đình mà liêm khiết như vậy, ngày nay vẫn còn là một tấm gương sáng.

Về năm cáo quan của Đào Sư Tích, các tài liệu viết về ông đều không nói tới, hoặc có nói thì cũng chỉ viết chung chung là "Khoảng năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông (1388- 1398) ông cáo quan về trí sĩ". Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Đào Sư Tích bị giáng làm Trung thư thị lang đồng Tri thẩm hình viện sự vào tháng 12 năm Nhâm thân (1392). Gia phả họ Đào - Phạm - Dương ở Cổ Lễ chép Đào Sư Tích mất ngày 4 tháng 9 năm Bính Tý (1396) thọ 47 tuổi. Trong thời gian từ 1393 đến 1396 ông còn phải đi sứ Trung Quốc (sau khi đã cáo quan). Vậy thời điểm cáo quan của ông rất có thể là vào năm 1393, tức là ngay sau khi bị giáng chức, lúc mà tâm trạng bất mãn của ông đã bị đẩy tới đỉnh cao.

Đào Sư Tích cáo quan về quê nhưng ông không an phận làm một xử sĩ. Ông bí mật lên vùng Lý Hải, huyện Tam Đảo (nay thuộc xã Phú Xuân, huyện Tam Đảo) với mục đích quy tụ nhân tài, nuôi chí lớn chấn hưng đất nước. Tại đây ông đã viết bộ Sách lược phục hưng Đại Việt cuối thời Trần. Bộ sách này ngày nay đã mất nên không rõ tư tưởng phục hưng canh tân đất nước của ông cụ thể thế nào. Con cháu họ Đào chỉ còn lưu truyền được câu cuối cùng trong bộ sách này là: "Việc lớn mà thành, ta sẽ tâu với trăm họ dời đô về Tam Đảo". Nhưng ông chưa đủ thời gian để thực hiện chủ trương phục hưng đất nước thì đã phải phụng mệnh triềuđình đi sứ Trung Quốc.

Thời gian này, nhà Minh tăng cường sức ép với vua Trần nhằm tạo cớ thực hiện âm mưu xâm chiếm Đại Việt. Chúng liên tiếp đưa các yêu sách ngày càng nặng nề đối với nước ta :

- Tháng 9 năm Giáp Tý (1384) chúng đòi ta phải nộp lương thực cung cấp cho quân Minh đóng ở Lâm An (Vân Nam, Trung Quốc).

- Tháng 3 năm ất sửu (1385) chúng đòi ta nộp 20 tăng nhân (nhà sư).

- Tháng 2 năm Bính dần (1386) chúng đòi ta nộp những loài cây ăn quả quý, lại đòi cấp cho chúng 50 con voi và cho chúng mượn đường đi đánh Chiêm Thành.

- Tháng 6 năm ất hợi (1395) quân Minh đánh các man làm phản ở Long Châu và Phụng Nghĩa (Quảng Tây, Trung Quốc), đòi ta phải cấp cho chúng 5 vạn quân, 50 thớt voi, 50 vạn thạch lương... Ta chỉ nộp một ít gạo, chúng lại đòi ta phải nộp tăng nhân, thanh niên bị thiến, phụ nữ xoa bóp...

Trước tình thế đó, vua Trần rất cần người tài giỏi, có đủ khả năng xoay chuyển tình thế đi sứ để thực hiện chủ trương hoà hoãn. Trong triều có người nói chỉ có Đào Sư Tích mới có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ này. Mặc dù không ưa gì Đào Sư Tích, Hồ Quý Ly vẫn phải xin vua Trần giao cho ông nhiệm vụ đi sứ. Khi Hồ Quý Ly về Cổ Lễ để triệu Đào Sư Tích vào triều thì ông đã ở Tam Đảo. Tưởng ông bỏ trốn, Hồ Quý Ly ra lệnh nếu Đào Sư Tích không hồi triều đi sứ thì sẽ bị chu di tam tộc. Đề phòng họ Đào sau này bị Hồ Quý Ly tàn sát, Đào Sư Tích đã cho con cháuđổi ra họ Phạm và hồi triều nhận trách nhiệm đi sứ nhà Minh. Sau này con cháu ông lại có người đổi thành họ Dương, do đó từ đường họ Đào ở Cổ Lễ hiện nay có bức đại tự ghi là Đào - Phạm - Dương.

Đào Sư Tích đã đi sứ nhà Minh vì quyền lợi của trăm họ, vì yêu cầu của đất nước. Bằng tài năng hơn người, ông đã thuyết phục được vua Minh giảm nhẹ yêu sách, đặc biệt đã bãi bỏ việc đòi cống nạp tăng nhân, kéo dài thời gian hoà hoãn cho Đại Việt. Tương truyền, thời đó nhà Minh cho người vơ vét sách thuốc bằng chữ Nôm của nước ta, đem về nước xếp cao đến nóc nhà, nhưng không có ai đọc thạo. Nhân có Đào Sư Tích sang sứ, vua Minh nhờ ông đọc và tóm tắt giúp để Lý Sỹ Tài ghi lại bằng chữ Hán thành bộ Y tông tất đọc, ông chỉ đọc trong ít ngày là hết kho sách. Vua Minh vô cùng kinh ngạc và khâm phục, đã tặng ông bốn chữLưỡng quốc Trạng nguyên (Trạng nguyên hai nước). Hiện bốn chữ này còn được khắc trong lăng Trạng nguyên Đào Sư Tích ở Cổ Lễ.

Việc đi sứ của Đào Sư Tích không thấy ghi trong lịch sử. Do thời gian đã quá lâu, việc biên soạn lịch sử có nhiều sự kiện bị bỏ sót là điều dễ hiểu. Nhiều tài liệu của những tác gia nghiên cứu về Đào Sư Tích hiện nay đều thừa nhận việc đi sứ cuả ông nhưng không nói rõ là ông đi sứ vào thời gian nào. Lý lịch di tích lịch sử văn hoá nhà thờ Trạng nguyên Đào Sư Tích của Bảo tàng Nam Hà chép rằng:

- "Theo truyền thuyết và tư liệu lịch sử thì khi ông mất tại đất Trung Quốc có 23 người, ngựa của nhà Minh đã hộ tống thi hài Trạng nguyên Đào Sư Tích về an táng tại quê hương xứ Hạ Đồng (Cổ Lễ) theo lời di chúc của ông..."

Nếu đúng như vậy thì Đào Sư Tích đi sứ nhà Minh vào năm 1395 - 1396 và mất trong khi đi sứ ở Trung Quốc chăng? Có một ý kiến khác cho biết Đào Sư Tích mất tại quê (Thời Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà, Sở Văn hoá và Thông tin Nam Hà xuất bản 1996, trang 119). Tuy nhiên, về cái chết của Đào Sư Tích, trong dân gian còn lưu truyền một giai thoại như sau:

Thời hạn đi sứ của Đào Sư Tích sắp hết, vua Minh hỏi rằng:

- Nếu Bắc (chỉ Trung Quốc) đánh Nam (chỉ Đại Việt) thì ai thắng?
Đào Sư Tích trả lời bằng hai câu thơ:
- Bắc thắng, Nam thua, thua thua thắng
Nam thua, Bắc thắng, thắng thắng thua.

Nghe câu trả lời của sứ thần Đại Việt, các quan võ nhà Minh cười vang khoái trá. Nhưng vua Minh lại không thể cười được vì hiểu ý câu trả lời của Đào Sư Tích. Trong câu trả lời có 5 chữ thắng, 5 chữ thua, nghĩa là đánh Đại Việt thì chưa chắc đã thắng đâu, chi bằng hoà là hơn. Câu trả lời của Đào Sư Tích không làm phật lòng vua Minh mà lại duy trì được mục đích kéo dài thời gian hoà hoãn cho Đại Việt.

Vua Minh lại hỏi:
    - Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly chuyên quyền, lòng dân ly tán, tại sao ta không thắng?
Đào Sư Tích trả lời cũng bằng hai câu thơ:
- Trần thực, Hồ hư, hư hư thực
Cổ lai chinh chiến thực thực hư hư

(Nhà Trần là thực, Hồ chỉ là hư, hư là hư thực
Xưa nay chinh chiến thực thực hư hư)


Vua Minh biết Đào Sư Tích là người tài giỏi, không thể khuất phục được bèn nghĩ cách giết đi. Vua Minh sai một quan đại thần tiễn Đào Sư Tích về nơi nghỉ và đưa cho vị này 4 phong thư, dặn mở theo thứ tự như thế như thế... Khi mở phong thư thứ nhất thấy có dòng chữ: Thượng văn vấn, hạ tri vương.

Vị đại thần nhà Minh không hiểu ra làm sao. Đào Sư Tích liền bảo:
     - Vua Minh quá khen, cho ta là bậc thánh hiền. Ta đâu giám nhận lời khen đó.
Và ông giải thích cho vị đại thần nhà Minh rõ:

- Văn là nghe, nghe là tri, tri là nhĩ. Vấn là hỏi, hỏi là mồm, mồm là khẩu. Bên dưới có chữ vương. Hợp ba chữ: nhĩ, khẩu, vương thành chữthánh. Vua Minh có ý bảo ta là thánh nhân đó mà.
Trong phong thư thứ hai có câu trả lời cho phong thư thứ nhất. Câu trả lời của Đào Sư Tích hoàn toàn đúng với đáp án trong phong thư thứ hai.

Phong thư thứ ba là sắc phong Đào Sư Tích làm Lưỡng quốc Trạng nguyên.

Phong thư thứ tư có hai dòng chữ:
               Hậu hoạ
                    Nhất dược nhị đao

Vị đại thần hiểu rằng vua Minh lệnh cho ông phải giết Đào Sư Tích nên ông rất hoang mang, buồn bã. Đào Sư Tích bình thản đón nhận cái chết, vì ông đã đoán biết trước việc này. Ông an ủi vị đại thần nọ:

- Thánh thì thoát tục. Ông chẳng nên quá buồn rầu. Chỉ xin chođược chết bằng thuốc độc để ông khỏi phải khổ tâm khi phải trực tiếp giết ta.
Trước khi uống thuốc độc, ông dặn dò người nhà đi theo rằng:

- Sau khi ta chết hãy đưa thi hài về chôn ở xứ Hạ Đồng (Cổ Lễ quê ông). ở chỗ giáp ranh ba thôn Đông (Đông Trung nay thuộc Trung Lao, Đông Thượng nay thuộc Đông Thượng, Đông Hạ nay thuộc Trực Đông) có một ngôi mộ, hãy trồng một cây đa ở ngôi mộ đó cho ta.

Ngôi mộ đó chính là mộ bà Lê Thị Đông, người bạn thân thiết thời thơ ấu của Đào quan trạng.

Sau khi Đào Sư Tích mất, Vua Minh đã cho đưa thi hài ông về quê theo lời di chúc của ông. Dân gian còn lưu truyền câu: "Nhị thập tam kỵ mã Ngô Minh quân hồi hương linh cữu Lưỡng quốc Trạng nguyên".

Trong di cảo của Trạng nguyên Đào Sư Tích cũng nói rõ việc đi sứ nhà Minh và nhiều khả năng ông mất trên đường về. Bài Bắc khứ (Đi lên phương Bắc) và bài Dữ tiểu thiếp Giang thị (Nói với tiểu thiếp là Giang thị) ghi lại việc ông đi sứ, dọc đường lấy cô gái miền núi làm thiếp, phần chú thích của Hoàng giáp Phạm Văn Nghị nói rõ Đào Sư Tích đi sứ là do bị Hồ Quý Ly bắt buộc. Hồ Quý Ly còn làm thơ tiễn Đào trạng nguyên. Rồi bài Hồi thời bệnh ngộ đại vũ (Lúc trở về, đang bị bệnh gặp mưa lớn) gợi cho chúng tôi nhận định: Trạng vốn sức khoẻ kém, bệnh nặng, trên đường đi đầy gian khổ, có thể Trạng đã mất trên đường đi sứ về chăng.

Trạng nguyên Đào Sư Tích là người tiêu biểu nhất trong truyền thống khoa bảng của họ Đào ở Cổ Lễ (Nam Định), Song Khê (Bắc Giang) và Đông Trang (Ninh Bình). Truyền thống đó được hậu duệ của ông nối tiếp không ngừng. Đào Thục Viên đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm tuất (1502) đời Lê Hiến Tông, làm quan đến Hàn lâm. Dương Bật Trạc đỗ Tiến sĩ khoa ất mùi (1715) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến Hiến sát sứ. Bật Trạc nguyên trước họ Đào, đến đời ông mới đổi ra họ Dương. Điều đáng chú ý là từĐào Toàn Bân, Đào Sư Tích đến Dương Bật Trạc đều từng là các vị quan trông coi pháp luật. Chắc chắn họ phải là những người ngoài tài năng còn phải có đạo đức trong sáng mới được giao những nhiệm vụ "cầm cân nảy mực" giữ gìn phép nước này.

Sinh thời Đào Sư Tích nổi tiếng về văn học. Cha con ông được coi là những người khơi dòng văn học của họ Đào. Câu đối ở nhà thờ họ Đào - Phạm - Dương Cổ Lễ còn ghi rõ:

Đào tộc Song Khê khai học hải
Dương danh Cổ Lễ khởi văn giai.
(Họ Đào ở Song Khê mở ra biển học
Tiếng Dương ở Cổ Lễ xây dựng nền văn).

Những sáng tác của ông hầu hết đã bị thất lạc. Thời kỳ giặc Minhđô hộ nước ta, chúng đã thực hiện chính sách đốt sách vở của Đại Việt. Số phận những sáng tác của Đào Sư Tích không nằm ngoài sự huỷ diệt này. Một số tác phẩm của ông mà ngày nay chúng ta được biết là: Sách lược phục hưng Đại Việt cuối thời Trần (đã mất), Bài tựa sách Bảo Hoà điện dư bút (đã mất), Văn sách thi Đình (chép trong Lịch triều đình đối sách văn), Mộng ký (chép trong Công dư tiệp ký), Cảnh tinh phú (chép trongQuần hiền phú tập), nhiều thơ chép trong một số sách của các tác giả đời sau...

Hiện tôi cùng dịch giả Dương Văn Vượng và nhà nghiên cứu văn học Đồng Ngọc Hoa đã sưu tầm và dịch năm chục bài thơ của Trạng nguyên Đào Sư Tích chép rải rác trong nhiều thư tịch cổ, biên soạn thành cuốn Trạng nguyên Đào Sư Tích đời và thơ văn xuất bản năm 2010. Qua thơ văn của Đào Sư Tích, bạn đọc hiểu thêm về tâm tư tình cảm, những suy nghĩ và hoàn cảnh sống của ông.

Mặc dù những sáng tác của Đào Sư Tích hiện còn không nhiều, nhưng chỉ một bài Cảnh tinh phú nổi tiếng đã đủ đưa ông vào hàng những tác gia văn học Việt Nam tiêu biểu thế kỷ 14. Tô Thế Huy khi bàn về thể phú thời Trần về sau đã đánh giá Đào Sư Tích rất cao: "Đào Sư Tích khơi dòng, Lý Chuyết Am, Nguyễn Cúc Pha, Nguyễn ức Trai giúp cho lớp sóng thêm mạnh. Hùng văn trong thiên hạ không gì lớn hơn được" (Tựa Quần hiền phú tập).

Cảnh tinh phú là một trong số hiếm hoi những bài phú thời Trần còn lại, là tư liệu quý cho công tác nghiên cứu lịch sử văn học nước nhà.

Sự nghiệp văn chương và cuộc đời vì nước vì dân của nhân cách lớn Đào Sư Tích còn sống mãi trong lòng nhân dân. Sau khi mất, ông được phong làm phúc thần và được nhiều nơi lập đền thờ như ở Cổ Lễ (Nam Định), Đông Trang (Ninh Bình), Song Khê (Bắc Giang), Lý Hải (TamĐảo)... Sự nghiệp khoa giáp của ông được lưu danh muôn thuở như câu đối ở Lăng quan Trạng:


Cổ Lễ miếu đường lưu vạn đại
Trần triều khoa giáp đệ nhất môn.

(Miếu thờ Cổ Lễ còn muôn thở
Khoa giáp triều Trần mấy kẻ hơn).



Đúng như vậy, cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên Đào Sư Tích đã đi vào tâm thức dân gian, trong các câu ca dao và hát ru của nhân dân. Vùng Trực Ninh (Nam Định) còn lưu truyền bài Lời ru của mẹ ca ngợi ông như sau:


Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Kim ngôn có tự bao giờ
Trạng nguyên Sư Tích bấy giờ Duệ Tông
Bảy tuổi đắc phong thần đồng,
Hữu tài thành chủ hàm công rõ rành.
Thi Hương, thi Hội, thi Đình,
Đứng đầu Đại Việt, anh minh sáng ngời.
Bảo Hoà dư bút vua tôi,
Viết lên sử sách như lời núi sông.
Nhập nội Hành khiển Tướng công
Thượng thư Lễ bộ một lòng sắt son.
Nhà Minh bỏ lệ tăng nhân,
Y tông tất đọc muôn năm tôn thờ.
Lý Hải chí lớn bấy giờ
Viết lên kế sách cơ đồ nước non.
Một đời trung hiếu sắt son
Làm lành để phúc cháu con cậy nhờ.
Ơn người viết mấy vần thơ
Muôn đời con cháu phụng thờ Trạng nguyên.
Cầu mong đất tổ Nam Chân
Cháu con lớp lớp muôn phần nở hoa...



Những nơi Trạng nguyên Đào Sư Tích đi qua còn lưu truyền câu ca dao :


Cha con lập ấp mở mang
Quán ở Nam Định, quê làng Song Khê.


Vùng Tam Đảo cũng có bài thơ dân gian truyền tụng về họ Đào:

Hai Đào mở đất khơi nguồn
Văn chương pháp luật tuôn tràn mấy nơi.
Bảo Hoà lời tựu truyền đời
Phú cảnh tinh cũng sáng ngời hùng văn
Và lời Mộng ký băn khoăn
Song Khê, Cổ Lễ muôn năm nhớ người.
Lý Hải mến đức đời đời
Hoa Đào muôn cánh đỏ trời mùa xuân...



Như trên đã nói, các tài liệu lịch sử hiện còn viết về Trạng nguyênĐào Sư Tích rất ít và sơ lược, nên nghiên cứu về ông phần nhiều phải căn cứ vào dân gian. Những giai thoại về Đào Sư Tích do dân gian sáng tạo ra trên cơ sở sự thật lịch sử, có cái đúng sự thật, có cái do nhân dân hư cấu nên. Nhưng dù là do dân gian hư cấu thì những giai thoại vẫn mang trong mình nó cái lõi lịch sử. Những giai thoại về Đào Sư Tích là hình thức thể hiện, gửi gắm tình cảm, ước vọng của nhân dân đối với ông. Qua các giai thoại ta hiểu về nhân cách Trạng nguyên Đào Sư Tích thêm sáng tỏ.

---------------------------------------

(1) Về sự kiện mối tình từ bài thơ "Chờ đò" của Đào Sư Tích, dân gian còn lưu truyền một thuyết khác. Theo thuyết này thì cô Đông không phải là người mà tình cờ Đào Sư Tích quen sau khi làm bài thơ "Chờ đò", mà chính là em của hai người bạn học thân thiết của Đào Sư Tích là Lê Hiến Giản và Lê Hiến Tứ. Đông và Tích yêu nhau từ nhỏ nhưng không được hai bên cha mẹ đồng tình mà trái lại còn kiên quyết ngăn cấm. Cha mẹ cô Đông là ông Tô Hiến Chương và bà Lê Thị Nga. Ông bà lấy nhau mãi vẫn không có con. Bà Lê Thị Nga liền bí mật đi lại với người bạn thân của chồng mình là Đào Toàn Bân (cha của Đào Sư Tích ) và sinh ra Giản, Tứ và Đông. Đông và Tích không biết rằng họ là hai anh em cùng cha khác mẹ nên đã vô tình yêu nhau. Bị cha mẹ ngăn cấm không lấy được Đào Sư Tích, cô Đông quẫn trí nhảy xuống sông tự vẫn. Nơi cô tự vẫn ngày nay còn cây cầu dân gian gọi là cầu Vô Tình.

Hết đoạn copy