Nhà thờ Trạng Nguyên Bạch Liêu tại xóm Thanh Đà - Mã Thành - Yên Thành - Nghệ An |
Một trí thức tài hoa lỗi lạc như ông mà tài liệu về ông còn rất ít. "Ðại Việt sủ ký toàn thư" chép vắn tắt: "Tháng ba năm Thiên Long thứ chín đời Trần Thánh Tông, khoa thi lấy Kinh trạng nguyên Trần Cố, Trại trạng nguyên Bạch Liêu. Tư chất thông minh, trình độ học vấn như thế quả là xuất chúng. Bạch Liêu còn gọi là Bạch Đồng Liêu sinh ngày 15 tháng giêng năm Bính Thìn(1236) ở làng Thanh Đà, tổng Quỳ Trạch huyện Đông Thành (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu lòng yêu nước, Cha làm nghề dạy học, bốc thuốc, là người “tích phúc truyền gia”, lấy nhân nghĩa làm gốc. Thủa nhỏ Bạch Liêu nổi tiếng thần đồng: 6 tuổi biết đọc, 7 tuổi biết làm thơ, 8 tuổi làm được văn bài, 15 tuổi tiếng tăm vang lừng khắp quận huyện. Tương truyền “Ông có trí nhớ dai chẳng ai bằng, có cặp mắt lóng lánh, nhãn quan thần lực đọc sách 10 dòng trong nháy mắt”. Trạng nguyên Bạch Liêu mất ngày 24 tháng giêng năm ất Mão (1315) thọ 79 tuổi. Trạng nguyên Bạch Liêu được vua Trần phong sắc Đương cảnh thành hoàng đại vương, dân lập đền thờ tôn vinh vị Tổ khai khoa của xứ Nghệ. Ông được nhiều địa phương suy tôn và lập đền thờ. Hiện nay con cháu trực hệ của dòng họ Bạch đã tu sửa nhà thờ và phần mộ của ông tại xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Trạng nguyên đệ nhất tam khôi
Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng
Mũ rồng áo tía vua ban
Lọng xanh đi trước, lọng vàng theo sau...
Ðó là cảnh ông vinh quy về nhà, qua vè dân gian. Một số tư liệu cho biết: Bạch Liêu đậu Trạng nguyên nhưng xin không ra làm quan để ở nhà báo hiếu song thân, góp công sức xây dựng quê nhà, được vua chấp nhận. Ðủ thấy phẩm chất cao quý của ông: không màng công danh phú quý, chịu nghèo khó lo phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ quê hương.
Biết thêm: Ông là môn khách thân tín của Trần Quang Khải khi ông này làm trấn thủ Nghệ An. Trần Quang Khải mến tài trọng đức Bạch Liêu, thường gặp gỡ xướng họa thơ văn, đàm đạo việc quân việc nước. Năm 1287 Bạch Liêu được cử đi sứ sang Trung Quốc, rồi về sống ở làng Nghĩa Lộ xứ Hải Ðông dạy học, bốc thuốc, dạy dân cày cấy. ở Nghĩa Lộ cũng như ở quê đều xây đền thờ ông làm thần.
Hiến kế đuổi giặc
Năm 1258, quân Nguyên Mông bị quân dân ta đánh cho tan tác ở Ðông Bộ Ðầu (Hàng Than, Hà Nội) phải chạy về nước, ráo riết chuẩn bị đợt xâm lược mới. Trớc tình hình đó, Bạch Liêu đề xuất bản kế hoạch ba điểm, gọi là "Biến pháp tam chương" nhằm chuẩn bị đối phó với địch. Nội dung:
- Kiểm tra dân số, lấy một vạn trai tráng sung quân, quyên góp để rèn vũ khí. Chỉ tập trung một số quân thường trực, còn lại ở tại địa phương, thường xuyên luyện tập, khi động dụng sẽ điều đi.
- Khuyến khích các Vương hầu lập thêm điền trang, đưa dân thiếu ruộng từ Bắc vào khẩn hoang, làm tăng lương thực và của cải cho dân no ấm và đầy kho Nhà nước. Lập các kho thóc, tiền, binh khí, cứ hai mươi dặm một kho, từ Thanh Hóa vào đến Hoành Sơn.
- Lập các đồn điền giáp biên giới phía Nam, đưa nông dân đến khai hoang, lập làng để làm tai mắt theo dõi ngoại xâm.
Trần Quang Khải rất khen "Biến pháp", tự mình cùng em là Trần Quốc Khang đưa nhiều gia nô vào lập điền trại. Sau 5 năm thực hiện "biến pháp", tình hình mọi mặt ở Hoan Diễn rất tốt, được triều đình khen ngợi. Năm 1271, Trần Quang Khải được triệu về kinh làm Tướng quốc Thái úy, cùng Trần Quốc Tuấn lo đối phó với tình hình ngày càng nóng bỏng trước âm mưu của phương Bắc. Ông vẫn quan hệ chặt chẽ với Bạch Liêu, hỏi ý kiến nhiều việc.
Nhất danh, nhất giáp, đầu ngôi bảng vàng
Mũ rồng áo tía vua ban
Lọng xanh đi trước, lọng vàng theo sau...
Ðó là cảnh ông vinh quy về nhà, qua vè dân gian. Một số tư liệu cho biết: Bạch Liêu đậu Trạng nguyên nhưng xin không ra làm quan để ở nhà báo hiếu song thân, góp công sức xây dựng quê nhà, được vua chấp nhận. Ðủ thấy phẩm chất cao quý của ông: không màng công danh phú quý, chịu nghèo khó lo phụng dưỡng cha mẹ, giúp đỡ quê hương.
Biết thêm: Ông là môn khách thân tín của Trần Quang Khải khi ông này làm trấn thủ Nghệ An. Trần Quang Khải mến tài trọng đức Bạch Liêu, thường gặp gỡ xướng họa thơ văn, đàm đạo việc quân việc nước. Năm 1287 Bạch Liêu được cử đi sứ sang Trung Quốc, rồi về sống ở làng Nghĩa Lộ xứ Hải Ðông dạy học, bốc thuốc, dạy dân cày cấy. ở Nghĩa Lộ cũng như ở quê đều xây đền thờ ông làm thần.
Hiến kế đuổi giặc
Năm 1258, quân Nguyên Mông bị quân dân ta đánh cho tan tác ở Ðông Bộ Ðầu (Hàng Than, Hà Nội) phải chạy về nước, ráo riết chuẩn bị đợt xâm lược mới. Trớc tình hình đó, Bạch Liêu đề xuất bản kế hoạch ba điểm, gọi là "Biến pháp tam chương" nhằm chuẩn bị đối phó với địch. Nội dung:
- Kiểm tra dân số, lấy một vạn trai tráng sung quân, quyên góp để rèn vũ khí. Chỉ tập trung một số quân thường trực, còn lại ở tại địa phương, thường xuyên luyện tập, khi động dụng sẽ điều đi.
- Khuyến khích các Vương hầu lập thêm điền trang, đưa dân thiếu ruộng từ Bắc vào khẩn hoang, làm tăng lương thực và của cải cho dân no ấm và đầy kho Nhà nước. Lập các kho thóc, tiền, binh khí, cứ hai mươi dặm một kho, từ Thanh Hóa vào đến Hoành Sơn.
- Lập các đồn điền giáp biên giới phía Nam, đưa nông dân đến khai hoang, lập làng để làm tai mắt theo dõi ngoại xâm.
Trần Quang Khải rất khen "Biến pháp", tự mình cùng em là Trần Quốc Khang đưa nhiều gia nô vào lập điền trại. Sau 5 năm thực hiện "biến pháp", tình hình mọi mặt ở Hoan Diễn rất tốt, được triều đình khen ngợi. Năm 1271, Trần Quang Khải được triệu về kinh làm Tướng quốc Thái úy, cùng Trần Quốc Tuấn lo đối phó với tình hình ngày càng nóng bỏng trước âm mưu của phương Bắc. Ông vẫn quan hệ chặt chẽ với Bạch Liêu, hỏi ý kiến nhiều việc.
Năm 1282, Toa Ðô đem năm mươi vạn quân, nói là đánh Chiêm Thành, sau khi chiếm hai châu Ô, Lý, bèn tiến ra Nghệ An, đến tận bờ nam sông Lam. Năm 1284, Thoát Hoan đem quân vượt biên giới phía Bắc nước ta, tràn xuống Vạn Kiếp, rồi vào Thăng Long. Vua Trần và triều đình phải tạm dời vào Thanh Hóa. Trần Quang Khải được cử vào Nghệ An chặn quân Toa Ðô, Trần Quốc Tuấn đánh cánh quân Thoát Hoan.
Bạch Liêu viết tờ tâu nói rõ tình hình Hoan Diễn, phân tích thế và lực chung của ta và địch, dâng kế sách đối phó. Vua Trần Nhân Tông đọc rất vừa ý, nhất là trong bản tâu của Bạch Liêu nói Hoan Diễn đã sẵn sàng mười vạn quân dưới cờ. Vua phê ngay vào dới bản tâu hai câu:
Cối Kê cựu sự quân tu ký
Hoan Diễn do tồn thập vạn binh.
Ý vua Trần Nhân Tông nhắc Bạch Liêu nhớ kinh nghiệm Cối Kê hồi xa (khoảng năm trăm năm trước Công nguyên), Việt Câu Tiễn bị Ngô Phù Sai đánh thua, còn 5.000 quân rút về Cối Kê cố thủ, rồi từ căn cứ đó quật lại, giành được thắng lợi cuối cùng. Nhờ có mời vạn lính Hoan Diễn, xã tắc sẽ tồn tại. Các vua Trần hồi đó đúng là tin tưởng lính Hoan Diễn.
Các mẫu truyện khác
Ngọn lửa cũng thở như người
Do thức cả đêm đốt lửa nên hôm đó, hai cậu bé buồn ngủ quá, không đến lớp được. Hôm sau, Bạch Liêu dậy thật sớm chạy sang gọi bạn đến lớp.
Do thức cả đêm đốt lửa nên hôm đó, hai cậu bé buồn ngủ quá, không đến lớp được. Hôm sau, Bạch Liêu dậy thật sớm chạy sang gọi bạn đến lớp.
Đường làng vắng vẻ, thỉnh thoảng lại có tiếng chó sủa, rồi tiếng trẻ con khóc. Gia đình thầy đồ cũng ở trong một ngôi nhà lụp xụp như những ngôi nhà trong vùng. Nhưng bên cạnh đó, một phòng học lớn, chắc chắn được dựng lên bằng những thân gỗ lớn.
Vách gỗ xung quanh chỉ cao lưng chừng, để hở phía trên cho ánh sáng lọt vào. Còn quá sớm nên chưa có ai đến lớp. Hoài Văn định đẩy cửa vào phòng ngồi đợi thầy thì Bạch Liêu lắc đầu. Cậu quay lại đi lên nhà thầy.
Đang đọc sách, nghe tiếng trò gọi cửa, thầy đồ sợ rằng có việc gì nên vội đi ra. Nhìn gương mặt hai cậu bé, ông càng lo lắng hỏi:
- Có việc gì thế?
Hoài Văn láu táu trả lời:
- Thưa thầy. Gió. Lửa. Gió. Lửa...
Cậu ta lúng túng không biết nói với thầy như thế nào. Bạch Liêu ra hiệu cho bạn im lặng rồi cậu bình tĩnh kể lại mọi chuyện. Kể xong, Bạch Liêu hỏi thầy:
- Thế thì gió từ đâu đến hả thầy?
Thầy đồ nhìn Bạch Liêu hồi lâu. Ông cảm thấy kinh ngạc vì những quan sát của cậu bé. Ông ngước lên. Buổi sáng sớm mát mẻ hơn ban ngày một chút nhưng cũng không hề có một gợn gió nào. Cây cối đứng im tăm tắp.
- Lúc ấy cũng không có gió như thế này thầy ạ.
- Có đúng là càng gió to thì lửa càng cháy mạnh không? - Thầy đồ hỏi, giọng bán tín bán nghi.
- Đúng ạ.
Cuối cùng ba thầy trò dẫn nhau ra bãi đất hôm trước. Thầy nhìn đám tro tàn rồi bảo:
- Hai trò đi vơ củi đi.
Một đống củi lớn lại được đốt. Vẫn vậy, mặc dù bầu trời tĩnh lặng, không có một gợn gió nào nhưng lửa cháy càng to thì gió càng thổi mạnh trong đống lửa. Thầy đồ đưa mắt nhìn xung quanh. Ông giật mình, nhìn đống lửa cháy rồi nói:
- Ta hiểu rồi. Gió không đến từ phía biển cũng chẳng đến từ phía tây. Vậy thì gió sinh ra từ chính đống lửa này.
- Lửa mà sinh ra gió hở thầy?
Hai cậu bé cùng thốt lên ngạc nhiên. Lửa làm sao lại sinh ra gió được nhỉ? Thầy đồ khoát tay:
- Lửa không sinh ra gió, nhưng gió lại vì đống lửa này mà có đấy. Chúng ta về đi. Ta sẽ giải thích cho các con biết.
Ba thầy trò quay lại lớp học. Thầy đồ vào nhà lấy một ngọn nến và một cái hộp gỗ nhỏ, có nắp đậy kín mang ra.
- Các trò nhìn kỹ nhé.
Thầy đồ đốt ngọn nến rồi cho vào lòng hộp. Ngọn lửa nhỏ nhoi cháy lên.
- Lửa cháy bé thế này thì làm gì có gió hở thầy? - Hoài Văn lau tau hỏi.
Thầy đồ không trả lời. Ông chờ cho đốm lửa cháy hẳn lên rồi hỏi:
- Nếu bây giờ ta đậy cái nắp hộp lại thì sao?
Nói xong, ông liền đậy cái nắp hộp lại.
- Nến sẽ tắt ạ.
Hai cậu học trò cùng trả lời.
- Nến tắt à, - Thầy nheo mắt hỏi - có đúng là nến tắt thật không?
- Đúng là nến sẽ tắt.
Hai cậu bé vẫn khẳng định lại như vậy. Thầy đồ mở cái nắp hộp ra. Ngọn nến đã tắt, bốc lên một sợi khói rất mảnh.
- Đúng là nến đã tắt thật. - Ông gật gù - Vì sao nến tắt nhỉ? Điều này ta đã dạy các trò rồi đấy.
- Vâng ạ - Bạch Liêu nói - Nến tắt là do cái hộp đóng kín, không có không khí ạ. Phải có không khí thì lửa mới cháy được.
- Để ta xem nào.
Thầy đồ dùng dao khoét một lỗ to trên cái hộp rồi châm lại nến. Lần này, ngọn nến không tắt.
- Không khí chui qua đây đúng không - Thầy đồ chỉ cái lỗ rồi nói - Còn nếu ngọn nến cháy ở ngoài này thì không khí sẽ ùa tới từ khắp xung quanh.
- Có nghĩa là khi lửa cháy, không khí xung quanh ùa tới mạnh nên tạo ra gió? - Bạch Liêu hỏi.
- Gần như thế đấy. - Thầy đồ nói - Nhưng bây giờ các trò hãy làm theo lời ta bảo xem sao. Hãy hít thở đi.
Bạch Liêu hít vào rồi thở ra. Thầy đồ gật gù:
- Trò thấy thế nào?
- Con hiểu rồi - Bạch Liêu reo lên - Ngọn lửa cũng giống như con vậy, hít không khí vào rồi lại phải thở ra. Cứ hít vào thở ra như thế thì tạo ra gió phải không ạ.
- Đúng đấy! - Thầy đồ cười tươi.
- Nhưng con có thấy ngọn nến này thở ra gió đâu ạ? - Hoài Văn kêu lên.
- Nó có hít vào thở ra đấy. - Bạch Liêu nói - Nhưng có thể nó thở ra nhẹ quá nên chúng ta không nhận ra phải không hả thầy?
Thầy đồ cười, vui mừng vì cậu học trò tỏ ra rất thông minh. Ông bỗng nghiêm mặt lại:
- Ta quên chưa phạt hai trò vì tội hôm qua bỏ học. Vậy bây giờ, hai người phải chạy từ đây ra bãi đất đó, nhặt một mẩu củi cháy dở về đây. Ai chạy nhanh mang được về trước thì sẽ không bị phạt tiếp nữa.
Bạch Liêu mới co chân thì Hoài Văn đã vùng chạy được một đoạn xa rồi. Cậu liền cố chạy nhanh cho kịp bạn. Đoạn đường từ nhà thầy ra bãi đất khá dài nên Bạch Liêu phải cố gắng lắm mới chạy được hết. Quá mệt, Bạch Liêu đứng dựa hẳn vào vách lớp học thở mạnh. Cậu đưa tay lên quệt những giọt mồ hôi trên mặt. Hơi thở của cậu rất mạnh, thở mạnh vào tay. Bạch Liêu vừa thở vừa kêu lên. Giọng cậu đứt đoạn vì quá mệt:
- Con hiểu rồi. Ngọn lửa cháy càng to thì hơi nóng bốc đi càng nhanh, không khí ùa vào càng mạnh. Thế cho nên mới có gió. Còn ngọn lửa cháy bé, hơi nóng bốc lên ít thì không khí cũng ùa vào ít.
Thầy đồ không trả lời mà chỉ tươi cười nhìn cậu học trò rồi gật đầu.
Ngày đầu tiên đến phủ học, Bạch Liêu ngồi cạnh Đại Minh, một cậu bé mặt mũi sáng sủa, thông minh. Đại Minh học rất giỏi, tính tình vui vẻ, hiền lành. Tuy nhiên Bạch Liêu cảm thấy các bạn trong lớp có điều gì đấy e ngại mỗi khi nói chuyện với Đại Minh.
Do bận đi kiểm tra, đốc thúc việc học trong vùng nên thầy Hoàng Nghĩa thỉnh thoảng mới có thời gian dạy học trò được. Lớp học vẫn do thầy đồ trước đó dạy. Không như thầy Hoàng Nghĩa, thầy đồ này chỉ chú trọng dạy kinh sách, luật pháp để cho học trò đi thi.
- Mỗi thời đại, luật pháp lại thay đổi cho phù hợp với thời đại đó. Tuy nhiên không phải lúc nào sự thay đổi đó cũng tốt cho dân chúng. Nhiều khi luật pháp chỉ phục vụ cho quan lại cai trị dân cho tốt hơn thôi.
Nếu là thầy đồ dạy học ở bên ngoài thì không ai dám nói như thế. Nhưng quan tuần phủ là người cũng biết chút chữ nghĩa, ông muốn các thầy đồ nói thực cái chí của mình cho lũ học trò nghe. Thế cho nên, học trò trong phủ được tự do bàn luận về những điều đó.
- Nhưng thế nào là một hệ thống luật pháp tốt cho dân chúng ạ?
Bạch Liêu vừa hỏi xong thì lớp học cười ồ lên. Đám học trò quay lại nhìn cậu học trò mới như thể giễu cợt. Nhưng giọng thầy đồ đã vang lên;
- Trò hỏi đúng lắm. Một hệ thống luật pháp tốt cho dân chúng là như thế nào? Các trò suy nghĩ đi.
- Đó là những điều luật khiến dân chúng phải đóng thuế nhanh hơn và nhiều hơn ạ. - Một cậu học trò nói.
- Không phải - Một người khác cãi lại - Đó là những điều luật khiến dân chúng không đánh nhau, không dám ăn trộm ăn cắp.
Học trò tranh nhau nói. Bạch Liêu ngạc nhiên khi thấy Đại Minh vẫn ngồi im.
- Theo cậu thì thế nào?
Bạch Liêu hỏi nhưng Đại Minh không nghe thấy. Cậu ta đang chìm trong suy nghĩ. Đợi cho học trò có ý kiến xong, thầy đồ quay lại cậu học trò giỏi nhất lớp:
- Đại Minh, ý kiến của em thế nào?
Đại Minh vẫn không nghe thấy gì khiến Bạch Liêu phải thúc vào người thì cậu ta mới giật mình tỉnh lại.
- Đại Minh, thế nào là một hệ thống luật pháp tốt cho dân.
- Thưa thầy, - Đại Minh đứng dậy - Một thời đại có hệ thống luật pháp tốt là một thời đại không cần nhiều đến những vị quan cai trị ạ.
Bạch Liêu giật mình vì câu nói đó. Cậu nghĩ ngợi rồi chợt hiểu ra ý của Đại Minh. Cả lớp bỗng im lặng. Thầy đồ nói:
- Không cần đến những vị quan cai trị à? Tại sao vậy?
- Dạ...
Đại Minh định nói tiếp thì Bạch Liêu đứng lên:
- Con hiểu ý của Đại Minh rồi. Xin thầy cho con nói ạ.
- Được.
Đại Minh nhìn bạn cười:
- Cậu nói đi.
Bạch Liêu nói rành rọt:
- Đúng là có hệ thống luật pháp tốt thì không cần nhiều đến các vị quan cai trị. Nếu hệ thống luật pháp tốt, vì dân và nghiêm minh thì dân sẽ tâm phục, khẩu phục tự nguyện tuân theo chứ không cần phải ép buộc. Vì dân chúng đã tin tưởng và khâm phục vào hệ thống luật pháp đó nên họ sẽ cố gắng tránh những điều luật pháp không cho phép. Còn nếu như họ vô tình phạm phải thì họ sẽ tự nguyện chịu hình phạt theo luật định mà không có lời oán thán, trách móc hay tìm cách trốn tránh. Nếu có một hệ thống luật pháp như thế thì các thời đại sẽ không cần nhiều đến những vị quan cai trị.
Đại Minh bỗng đứng dậy ôm lấy vai bạn:
- Cậu nói còn hay hơn cả những điều tớ nghĩ.
Thầy đồ gật gù:
- Con nói còn chưa đủ, nhưng đó chính là lý tưởng của một nền luật pháp tốt và vì dân.
Mãi sau này, Bạch Liêu mới biết Đại Minh là con của quan tuần phủ. Được sự giúp đỡ của Đại Minh, Bạch Liêu có thể tự do vào kho sách của phủ bất cứ lúc nào. Muốn đọc cuốn sách nào cậu cũng có thể mượn mang về. Từ khi lên phủ, thầy Hoàng Nghĩa ít khi ở lại phủ mà cứ phải đi khắp nơi. Thế cho nên đọc sách có điều gì không hiểu, Bạch Liêu lại mang đến hỏi Đại Minh. Cậu bạn đã đọc hết những cuốn sách đó và từng được thầy đồ giảng qua nên hiểu được. Do chăm chỉ đọc sách, dần dần Bạch Liêu đã cùng với Đại Minh đứng đầu lớp học. Mỗi khi thầy đồ có việc, thầy lại cử một trong hai cậu đọc sách rồi giải nghĩa cho cả lớp nghe.
Bạch Liêu và Đại Minh cùng vượt qua kỳ thi Hương và thi Đình. Lúc này, con đường công danh đã rõ rệt. Thầy Hoàng Nghĩa biết được rằng cậu học trò cưng của mình chắc chắn sẽ ra làm quan nên ông thường khuyên nhủ cậu:
- Làm quan hay không làm quan thì trò cũng giống như ta, là con cái của Đại Việt. Làm việc gì cũng phải nghĩ đến hai chữ thiêng liêng đó. Dân chúng không chỉ là gốc của nước nhà mà đời sống của dân chúng còn chính là nơi lưu giữ những ý tưởng, những ước mơ của các bậc hiền nhân Đại Việt. Nếu chăm dân không tốt, ấy là ta có tội với chính tổ tông chúng ta.
Năm Thiệu Long thứ 9 (1266) đời vua Trần Thánh Tông, triều đình nhà Trần tiếp tục mở khoa thi Đình năm Bính Dần, để kén chọn người hiền tài. Đại Minh cùng với Bạch Liêu khăn gói ra kinh ứng thí. Bạch Liêu đỗ Trại Trạng Nguyên cùng với Kinh Trạng Nguyên Trần Cố.
Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, Trạng Nguyên Bạch Liêu cố gắng giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách dễ hiểu rồi cho người chép thành nhiều bản để phổ biến cho dân chúng. Sau khi ông chết, dân chúng suy tôn ông như vị thần có thể trừ ma quỷ. Nhà vua cũng phong Trạng Nguyên Bạch Liêu là Phúc Thần, hiệu là Đương Cảnh Thành Hoàng Đại Vương. Một vị thần chuyên xua tà ma giúp dân chúng.
Do bận đi kiểm tra, đốc thúc việc học trong vùng nên thầy Hoàng Nghĩa thỉnh thoảng mới có thời gian dạy học trò được. Lớp học vẫn do thầy đồ trước đó dạy. Không như thầy Hoàng Nghĩa, thầy đồ này chỉ chú trọng dạy kinh sách, luật pháp để cho học trò đi thi.
- Mỗi thời đại, luật pháp lại thay đổi cho phù hợp với thời đại đó. Tuy nhiên không phải lúc nào sự thay đổi đó cũng tốt cho dân chúng. Nhiều khi luật pháp chỉ phục vụ cho quan lại cai trị dân cho tốt hơn thôi.
Nếu là thầy đồ dạy học ở bên ngoài thì không ai dám nói như thế. Nhưng quan tuần phủ là người cũng biết chút chữ nghĩa, ông muốn các thầy đồ nói thực cái chí của mình cho lũ học trò nghe. Thế cho nên, học trò trong phủ được tự do bàn luận về những điều đó.
- Nhưng thế nào là một hệ thống luật pháp tốt cho dân chúng ạ?
Bạch Liêu vừa hỏi xong thì lớp học cười ồ lên. Đám học trò quay lại nhìn cậu học trò mới như thể giễu cợt. Nhưng giọng thầy đồ đã vang lên;
- Trò hỏi đúng lắm. Một hệ thống luật pháp tốt cho dân chúng là như thế nào? Các trò suy nghĩ đi.
- Đó là những điều luật khiến dân chúng phải đóng thuế nhanh hơn và nhiều hơn ạ. - Một cậu học trò nói.
- Không phải - Một người khác cãi lại - Đó là những điều luật khiến dân chúng không đánh nhau, không dám ăn trộm ăn cắp.
Học trò tranh nhau nói. Bạch Liêu ngạc nhiên khi thấy Đại Minh vẫn ngồi im.
- Theo cậu thì thế nào?
Bạch Liêu hỏi nhưng Đại Minh không nghe thấy. Cậu ta đang chìm trong suy nghĩ. Đợi cho học trò có ý kiến xong, thầy đồ quay lại cậu học trò giỏi nhất lớp:
- Đại Minh, ý kiến của em thế nào?
Đại Minh vẫn không nghe thấy gì khiến Bạch Liêu phải thúc vào người thì cậu ta mới giật mình tỉnh lại.
- Đại Minh, thế nào là một hệ thống luật pháp tốt cho dân.
- Thưa thầy, - Đại Minh đứng dậy - Một thời đại có hệ thống luật pháp tốt là một thời đại không cần nhiều đến những vị quan cai trị ạ.
Bạch Liêu giật mình vì câu nói đó. Cậu nghĩ ngợi rồi chợt hiểu ra ý của Đại Minh. Cả lớp bỗng im lặng. Thầy đồ nói:
- Không cần đến những vị quan cai trị à? Tại sao vậy?
- Dạ...
Đại Minh định nói tiếp thì Bạch Liêu đứng lên:
- Con hiểu ý của Đại Minh rồi. Xin thầy cho con nói ạ.
- Được.
Đại Minh nhìn bạn cười:
- Cậu nói đi.
Bạch Liêu nói rành rọt:
- Đúng là có hệ thống luật pháp tốt thì không cần nhiều đến các vị quan cai trị. Nếu hệ thống luật pháp tốt, vì dân và nghiêm minh thì dân sẽ tâm phục, khẩu phục tự nguyện tuân theo chứ không cần phải ép buộc. Vì dân chúng đã tin tưởng và khâm phục vào hệ thống luật pháp đó nên họ sẽ cố gắng tránh những điều luật pháp không cho phép. Còn nếu như họ vô tình phạm phải thì họ sẽ tự nguyện chịu hình phạt theo luật định mà không có lời oán thán, trách móc hay tìm cách trốn tránh. Nếu có một hệ thống luật pháp như thế thì các thời đại sẽ không cần nhiều đến những vị quan cai trị.
Đại Minh bỗng đứng dậy ôm lấy vai bạn:
- Cậu nói còn hay hơn cả những điều tớ nghĩ.
Thầy đồ gật gù:
- Con nói còn chưa đủ, nhưng đó chính là lý tưởng của một nền luật pháp tốt và vì dân.
Mãi sau này, Bạch Liêu mới biết Đại Minh là con của quan tuần phủ. Được sự giúp đỡ của Đại Minh, Bạch Liêu có thể tự do vào kho sách của phủ bất cứ lúc nào. Muốn đọc cuốn sách nào cậu cũng có thể mượn mang về. Từ khi lên phủ, thầy Hoàng Nghĩa ít khi ở lại phủ mà cứ phải đi khắp nơi. Thế cho nên đọc sách có điều gì không hiểu, Bạch Liêu lại mang đến hỏi Đại Minh. Cậu bạn đã đọc hết những cuốn sách đó và từng được thầy đồ giảng qua nên hiểu được. Do chăm chỉ đọc sách, dần dần Bạch Liêu đã cùng với Đại Minh đứng đầu lớp học. Mỗi khi thầy đồ có việc, thầy lại cử một trong hai cậu đọc sách rồi giải nghĩa cho cả lớp nghe.
Bạch Liêu và Đại Minh cùng vượt qua kỳ thi Hương và thi Đình. Lúc này, con đường công danh đã rõ rệt. Thầy Hoàng Nghĩa biết được rằng cậu học trò cưng của mình chắc chắn sẽ ra làm quan nên ông thường khuyên nhủ cậu:
- Làm quan hay không làm quan thì trò cũng giống như ta, là con cái của Đại Việt. Làm việc gì cũng phải nghĩ đến hai chữ thiêng liêng đó. Dân chúng không chỉ là gốc của nước nhà mà đời sống của dân chúng còn chính là nơi lưu giữ những ý tưởng, những ước mơ của các bậc hiền nhân Đại Việt. Nếu chăm dân không tốt, ấy là ta có tội với chính tổ tông chúng ta.
Năm Thiệu Long thứ 9 (1266) đời vua Trần Thánh Tông, triều đình nhà Trần tiếp tục mở khoa thi Đình năm Bính Dần, để kén chọn người hiền tài. Đại Minh cùng với Bạch Liêu khăn gói ra kinh ứng thí. Bạch Liêu đỗ Trại Trạng Nguyên cùng với Kinh Trạng Nguyên Trần Cố.
Trong suốt cuộc đời làm quan của mình, Trạng Nguyên Bạch Liêu cố gắng giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách dễ hiểu rồi cho người chép thành nhiều bản để phổ biến cho dân chúng. Sau khi ông chết, dân chúng suy tôn ông như vị thần có thể trừ ma quỷ. Nhà vua cũng phong Trạng Nguyên Bạch Liêu là Phúc Thần, hiệu là Đương Cảnh Thành Hoàng Đại Vương. Một vị thần chuyên xua tà ma giúp dân chúng.
Mộ Trang Nguyên Bạch Liêu
Sinh thời Bạch Liêu đã chọn huyệt đất ở dưới chân núi Hồng Lĩnh làm nơi an nghỉ ngàn thu. Nơi này địa thế hùng vĩ tươi đẹp, sát chân núi Hồng Lĩnh, trên cao là ngọn Hương Tích có chùa Hương Tích (dựng đời Trần) rất nổi tiếng. Sau khi ông mất, con cháu theo di chúc an táng mộ ông ở địa điểm ấy -Nay thuộc thôn Phú Hưng xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Khu mộ đã được xếp hạng DTLSVHĐền thờ Bạch Liêu ở xã Mã Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An cũng đã được xếp hạng Di tích LSVH cấp quốc gia
|
|
Tài liệu tham khảo
1. Website Trường THCS Bạch Liêu-Nghệ An; http://violet.vn/ngovanvan1972/entry/show/entry_id/4770554
2. Báo tuổi trẻ: http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=219589&ChannelID=371
3. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
4. Blog Ngô Đức Thọ, nhà nghiên cứu Hán Nôm. http://vn.360plus.yahoo.com/ngoducthohannom/article?mid=173&fid=-1
9 bình luận: (+add yours?)
tôi cũng là 1 người con cháu họ bạch, tôi rất tự hào về dọng họ của mình. bạch tuấn thành: sdt: 0988.782.792
aj mun tham quan thi ve que tui nha . xom 7 thanh da ma thanh yen than nghe an..bach tuan cong....phone : 0962924626
Tại sao khắc bia lấy mấy câu thơ, trong sắc Đức tho tỉnh ha tinh
Hai ngôi mộ này o ha tinh, bia là do ông bạch quyền, vụ phó vụ ngien cứu bộ lao động thương binh và xã hội, khác vào năm 1992.thue thợ hà nội khác, tám triệu, ông bạch hung khang viện trưởng viện tin học Việt nam chở về cắm vào, còn trước đây hai ngôi mộ này là truyền thuyết mô ông quan họ bạch, kg tin cứ vào thiên lộc giới chân chưa huong tích tỉnh ha tịnh,dân o đó ai cũng biết, những người sinh năm 1970 về trước, cả làng cả xã cả huyện ai cũng biết,. Hai ông này tạo lên hiện trường giả. Lập ho so làm di tích o huyện hung nguyên.
Còn nha thơ chi họ bạch, ơ xã hung phú, huyện hung nguyên tỉnh nghe an, trước đây là nhà thờ chi thờ ông thỷ tổ bạch tran ơn.chay nạn từ yên thành vào. Nhà thờ hiện tại mua cái dinh làng o huyện nam đàn, mua năm 1992. Giá lúc đó 70 triệu, và hai chi em gái họ bạch nhánh nghi lộc tài trợ, hai chi em mâm côi có tiếng o thành phố Vinh lúc đấy,mua dinh làng về dem ra sông lam rửa, lúc đó nhánh hung nguyên có ông bạch hung đào phó bí thư tỉnh uy, ông bạch hung hung khang,Bạch quốc quyền bạch hung tuyen, Bạch hung thưng. Ngoài ra nhiều bạch khác. Vào ha tinh lùa lấy sắc, kế sách doc chieu, mua vải đỏ vào tăng các cụ muon sắc phong giấy to về xem, lấy gi vào bia mộ. Đến giờ vẫn chua trả, Năm nay 2015. 24 năm rồi lau vậy, đi các nơi thu thap giấy tờ, lấy râu ông nọ chap cam bà kia. Con chau nhay này ai cũng thac mắc. Sinh năm 1980 bây giơ con sống ai cũng biết. Tôi thiết nghĩ câu truyện truyền lại ngan doi sau, làng nào đó và xã nào đó, của huyện nam con chau phát hiện ra, họ chuộc lại không các bác nhĩ. Điều gì sẽ xảy ra, nói tóm lại làm sai phải chui. Dấu cuối cùng nó loi ra, ai đọc lời bình này đặc biệt con cháu họ bạch nhánh hung nguyên, có suy nghi gì kg?
Nhà thờ thì đúng, ơ đây con cháu nhánh yên thành kg đăng, do một phần tử nào đó đang tam bây, nếu đang họp con chau trong cả nước đôi chiếu gia pha, xếp lại chi nhanh. Bầu ra hoi đồng gia toc, cữ người đại dien cho họ tộc đúng ra đang, pho tô cop pi cho mỗi nhánh moi ban, cung nhau gửi gia pha dòng họ, bài này do một số thành phân xấu đang, tôi sẽ tìm ra người này tai liệu này lấy, ơ bộ văn hoa thông tin hay là nhanh họ bạch xã hung phú huyện huong nguyên tỉnh nghe an
Nhà nước chưa công nhận di tích cũng chua xếp hang, tôi là bạch tuấn quang sdt 0964219569 . bố tôi trưởng ho tôi con trai trưởng, trên mạng có một số trang vết về cu Thái Thái tổ trang nguyên bạch lieu, kg chính xác kg có cơ sở kg có ban gốc (gia pha sắc phong của các triều đại)họ viết g có cơ sở viết theo lối truyền miệng, dan gian . nhanh họ bạch o xã hung phú huyện hung nguyên tỉnh nghe an, thi tổ o nhánh đó 16 đời chạy nạn từ từ tổng quỳ trạch huyện yên thành vào, nạn gia long năm 1802 cho quân về nghe an tan sát con chau họ bạch, mỗi cánh chim hồng sợ hải bay đi một con một phuong,
Tat cả các nhánh họ bạch trong nước, từ 12 doi đến 16 đời có thể nhớ thể nhớ thêm vài doi, từ đây mà ra, quỳnh lưu,nghi lộc, thanh chương,hung nguyên, Nghệ An. Đức tho huong sơn ha tinh, quãng bình, Huế, huyện Đức phổ tỉnh quãng ngãi, long an,thanh hoá, ha tây, ha noi, hai duong, bắc giang, bắc ninh, hoa binh rất vvv...các thỷ tổ của cua các nhánh này từ 12 đến 18doi. Tại họ kg lập ho so xin bộ văn hoá cấp bằng, kg biết con chau các nhánh này nghĩ gì. Nhanh hung nguyên tỉnh nghe an nghe an bộ văn hoa cấp bằng, nhanh gốc o yên thành, sắc phong các triều đại dai trước, có dinh có đền, có chùa những bị phá vào năm gia long, nhan dân nghe an góp tiền sua vào năm tu Đức, đến năm cướp chính quyền, phá làm cầu làm kho, tinh đầu ngon tay hàng chục, giờ còn nên móng, kg tin các cô chú về xem, xã hôi trước hay ho làm sai, sắc phong nhà vua cũng sai,nhà Lê và nguyên đều sai à. Cần sự lên tiếng con cháu trong cả nước làm rõ rang trắng den việc này. Liên quan đến đời sau hàng ngàn năm sau,
Đại Minh giỏi vậy chắc làm chức trưởng trạm xe thồ quá hén. Nhân tài phải gặp thời, đại việt và việt nam xưa nay vậy thôi.học giỏi chạy xe om, học dốt thi thi tốt nghiệt ptth rớt sau làm bác sĩ, chủ tịch huyện, tĩnh là chuyện thấy rất rất nhiều....
Đại Minh giỏi vậy chắc làm chức trưởng trạm xe thồ quá hén. Nhân tài phải gặp thời, đại việt và việt nam xưa nay vậy thôi.học giỏi chạy xe om, học dốt thi thi tốt nghiệt ptth rớt sau làm bác sĩ, chủ tịch huyện, tĩnh là chuyện thấy rất rất nhiều....
Đăng nhận xét