Chèn hình ảnh vào Việt Nam Gia phả

9 bình luận

Trước kia ta có thể chèn hình ảnh vào Việt Nam gia phả trực tiếp trên web, nhưng nay đã ngưng rồi. Nhận thấy nhiều người muốn có hình ảnh trong gia phả để thêm phần "hoành tráng", nên tôi viết một hướng dẫn nhỏ để các bạn có thể chèn hình ảnh trong phần phả ký, thủy tổ, tộc ước, hương hỏa và trong phần chi tiết cá nhân từng người từ chức năng cập nhật của phiên bản vietnamgiapha-3.1.5.1.exe.
I.. Chuẩn bị : Đầu tiên ta phải lưu ảnh vào những trang web cho up ảnh. có rất nhiều trang web cho up ảnh nhưng tôi chỉ giới thiệu 2 trang thôi (một ngoại, một nội). Ngoại là : photobucket.com; nội là me.zing.vn
1) Hướng dẫn up ảnh lên photobucket:
- Vào http://ww1.photobucket.com và click nút Sign up phía trên bên phải và làm theo hướng dẫn hình ảnh sau để đăng ký và đăng nhập :
Nhập các thông tin theo yêu cầu
Click nút No thanks để xài miễn phí
  
Click nút upload để up hình ảnh  từ máy lên web
 
Click nút Select... để mở thư mục chứa hình ảnh  
Sau khi chọn những file hình ảnh cần up, nhấn Ok và chờ đợi

 Di chuột đến hình cần đưa vào vietnamgiapha, click vào Direct link để copy link sẽ sử dụng cho việc chèn hình. Nếu copy không được link thì phải chuột vào hình mà (copy link location)

2) Hướng dẫn up ảnh lên me.zing.vn : 
- Vào http://login.me.zing.vn để đăng ký và đăng nhập : Click và nút đăng ký tại đây và làm theo hướng dẫn tiếng việt. (Nếu ai không đăng ký được thì pm tôi sẽ viết một hướng dẫn bằng tiếng Anh :D)
II. Chèn hình vào Việt Nam gia phả : Có nhiều cách không biết hướng dẫn cách nào đây ta.
Mở chương trình vietnamgiapha-3.1.5.1.exe, download gia phả của mình về máy. 
- Thử chèn hình vào trang Thủy tổ :
   + Trong phần nhập nội dung cho Phả ký (hj, phả ký):
         - Cách 1: đơn giản. HTML code :  <img src="Link ảnh đã lưu trên web">
      Thí dụ : nhập <img scr="http://i1258.photobucket.com/albums/ii522/Allpicture2012/th_pengoc1-2.jpg">
Cách này cho hình tùy vào kích thước ảnh.
    - Cách 2: 
<a href="Liên kết muốn đến" target="_blank"><img src="Link ảnh đã lưu trên web" ></a>
Thí dụ : <a href="http://vovantoc.blogspot.com" target="_blank"><img src="http://i1258.photobucket.com/albums/ii522/Allpicture2012/th_pengoc1-2.jpg" ></a>
Cách này khi click vào hình ảnh thì sẽ mở đến trang web liên kết.
 
Viết tạm vậy đã, sẽ sửa lại, thêm hình ảnh cho dễ hiểu hơn. 12h15 buồn ngủ quá tối mai viết tiếp, sẽ viết về một số thủ thuật khác như là tạo chữ chạy, hiệu ứng chuột v.v...

Tài liệu làm bếp gas nhiên liệu trấu

10 bình luận

Lý do là dạo này giá Gas tăng khủng quá, nên Nghĩa đã lên internet tìm kiếm, ra một tài liệu làm bếp gas nấu bằng nhiên liệu trấu. Sau đó đã dịch sang tiếng Việt.
Xin download ở đây: http://vietnamgiapha.googlecode.com/files/BEPGASNHIENLIEUTRAU.zip

Bản quyền tài liệu là của ông Alexis Belonio, người Philippin, xem thêm ở đây:
http://www.grainard.com/helpful-tips/technology/thericehuskgasstove
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/29382_Philippines-Bep-gas-dun-bang-vo-trau-than-thien-moi-truong.aspx

Loại bếp này rất giản dị thực ra nó là một loại bếp bằng kim loại, phát ra ngọn lửa màu xanh có độ trong suốt đã được phát minh và đi vào vận dụng ở Philippines và sau đó là được đem giới thiệu ở Indonesia do Alexis Belonio, một kỹ sư nông nghiệp người Philippine. Sau khi nhận được giải thưởng Rolex SS của Thụy Sĩ tại buổi lễ trao giải khá đặc biệt ở thủ đô Manila, ông Belonio phát biểu: “Bằng cách sử dụng loại thiết bị bếp gas này các nông dân trồng lúa có thể tiết kiệm một số tiền tương đương 150 USD / năm, số tiền này rẻ hơn nhiều nếu so với việc sử dụng dầu hoả hoặc khí đốt thiên nhiên qua tinh chế. Đồng thời việc sử dụng bếp gas đun bằng vỏ trấu có thể giúp cho hàng trăm triệu nông dân trên thế giới có thể sống khoẻ với mức thu nhập chưa tới 2 USD / ngày”.



Chưng mâm ngũ quả hợp phong thủy ngày Tết

0 bình luận

Ngày Tết, mâm ngũ quả được xem là quan trọng trong thờ cúng tổ tiên. Hiện có nhiều quan niệm về bày mâm ngũ quả. Những lý giải ở các góc độ khác nhau sẽ giúp có mâm ngũ quả đẹp và hợp phong thủy ngày Tết.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Theo ông Lê Quang Khang, chuyên gia văn hóa, Hội Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.

Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Như nải chuối có màu xanh tượng trưng Đông phương, quả bưởi có màu vàng tượng trưng Trung phương, quả hồng có màu đỏ tượng trưng Nam phương, quả lê có màu trắng tượng trưng Tây phương và một loại quả có màu sẫm khác tượng trưng Bắc phương. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Con số 5 trong mâm ngũ quả còn thể hiện lịch sử tín ngưỡng dân tộc. Ví dụ, đạo Phật có ngũ giới, tức 5 điều quy định của đạo Phật. Đạo Lão với ngũ hành. Đạo Khổng là ngũ thường. Nguyên nhân chọn ngũ quả thay vì chọn các yếu tố khác bởi người xưa quan niệm hoa quả có nhiều hạt, múi, chùm. Điều này thể hiện mong ước sang năm mới sẽ sinh sôi phát triển cả trong sản xuất lẫn cuộc đời.

Số chẵn và lẻ
Theo chuyên gia phong thủy Trọng Hùng, hiện nay mâm ngũ quả cũng được bày biện phù hợp với tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng. Ví dụ, mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Nhưng người Nam lại cho rằng từ chuối có âm đọc chệch nghe giống từ "chúi", thể hiện sự đi xuống, không ngẩng lên được.

Người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu "quýt làm cam chịu". Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài (là những loại quả có âm khi đọc chệch nghe như câu "cầu sung vừa đủ xài), thêm 3 trái thơm làm chân đế thể hiện sự vững vàng. Trong khi đó, với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, kể cả quả ớt, miễn sao đẹp mắt là được.

Ngày nay, do trái cây phong phú, nhiều loại, con cháu muốn thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện tính trình bày thẩm mỹ, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn. Người ta không câu nệ cứng nhắc là 5 quả nữa mà có thể bày đến 8, 9 hay thậm chí 10 quả, không kén chọn số chẵn hay lẻ. Và dù có bày nhiều hơn nhưng người ta vẫn gọi là mâm ngũ quả.

Nhưng với các ý nghĩa trên nên khi bày mâm ngũ quả, người ta có những quy ước dân gian. Ví dụ, mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì. Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính loại, không tính quả. Ví dụ, chuối chỉ cần một nải mà không quan tâm số lượng là 15 hay 16 quả.

Cỗ cúng tổ tiên ngày Tết

0 bình luận

Cúng tổ tiên (ngày giỗ chạp, ngày tết cổ truyền) thường sử dụng xôi đậu xanh, xôi gấc với gà luộc nguyên con hoặc chân giò. Cúng người mới mất chỉ dùng xôi trắng và một quả trứng luộc.
Đối với người Việt năm hết tết đến dù ai muốn mua gì, sắm gì trước sau cũng tập trung vào mâm cỗ tết. Cách nay chừng năm thập kỷ từ thành thị tới nông thôn, dù giầu dù nghèo thì “30 tết cũng có thịt treo trong nhà” cúng đủ 4 ngày tết. Nhà giầu thì mâm cỗ làm đủ mười món, nhà nghèo thì cũng có cái chân giò và hương hoa thắp trọn 4 ngày tết.
Ở Việt Nam không có nơi nào lại chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên và cúng gia tiên với lòng thành kính và kỹ lưỡng như người Hà Nội. Phong tục này được lưu truyền từ trên 2000 năm cho tới nay.

Khi mâm cỗ ngày tết được hoàn tất, người ta thấy từng món ăn thể hiện đầy đủ hồn dân tộc, những món ăn sang quý truyền thống của ông bà xưa được phục hồi, được sáng tạo, là dịp cho những ai đến dự cỗ trực tiếp tìm hiểu lịch sử cha ông từ văn hóa ăn uống và nghệ thuật nấu nướng qua mâm cỗ tết của dân tộc Việt.

Không có mâm cỗ nào của người Việt Nam là không được những người làm bếp bày tỏ tình cảm trân trọng của mình bằng kỹ năng chế biến các món ăn một cách nghiêm túc đến mức cầu kỳ như vậy. Thậm chí trong khi nấu cũng kiêng không nếm sợ bất kính với tổ tiên.

Người làm bếp giỏi chỉ cần ngửi hương vị thức ăn là có thể biết được đậm nhạt. Nếu muốn thử thức ăn chín tới hay quá mềm chỉ dùng đũa thử là biết. Khi đi chợ người mua cẩn thận từ cách chọn cây rau tươi ngon, cách lựa chọn gia cầm, ví như gà cúng giao thừa nhất thiết phải là trống hoa để cúng gia tiên.

Nếu gia cảnh còn khiêm tốn thì lựa chọn một cái chân giò thật ngon cũng được. Gà để nấu là loại gà đã có con rồi nhưng chưa có cháu, nghĩa là chưa già, không béo qúa thì thịt mới ngọt, nấu mới mềm.

Những loại rau, củ, quả cũng được lựa chọn thật kỹ lưỡng để nấu các món hạnh nhân, món xu hào nấu nấm tôm nõn, xu hào hoặc xúp lơ xào bóng rồi những món nấu đông, măng lưỡi lợn nấu chân giò, giò thủ, nem rán, bánh chưng xanh, dưa hành bên đĩa sôi gấc màu hoa hiên rực rỡ.

Cơm cúng thường được nấu từ gạo dự, bây giờ giống gạo đó đã bị mai một thì được thay thế bằng gạo tám thơm.

Cũng vì một niềm khát vọng nhớ mâm cỗ tết mà những người con, người cháu dù công tác hay học hành ở miền xa xôi nào, dù tàu xe khó khăn đến đâu cũng ráng thức đêm thức hôm mua được tấm vé để về dự.

Cũng vì mâm cỗ cúng tổ tiên ngày tết mà không ít Việt kiều vượt xa hàng vạn dặm để về quê hương, để được chắp tay trong khói nhang trầm, để được khấn nguyện chân thành trước bàn thở gia tiên, để được thấy những sắc màu của dân tộc mình trên mâm cỗ ngày tết.

Được giao hòa trong tình cảm gia đình dưới mái ấm, bởi tình cảm ấy không thể mua được bằng đồng mỹ kim trên sứ người. Bởi chỉ có người Việt hiểu rõ hơn ai hết về chân giá trị mâm cỗ tết của người Việt Nam, mâm cỗ ngày tết không cho phép lai căng bất cứ dân tộc nào để tỏ lòng thành kính sâu sắc và thiêng liêng với tổ tiên.

Sau khi cúng tổ tiên và cúng gia tiên trong ngày tết, từ người lớn tuổi cho tới đứa trẻ nhỏ tuổi nhất cũng đều khoác trên mình trang phục đẹp nhất. Ngồi với mâm cỗ, mọi người sẽ được lắng nghe đầy đủ cung bậc cảm xúc của người thân, được hiểu biết mọi thông tin vui, lạ mà những thông tin đại chúng chưa biết tới. Những trận cười ròn tan, những cái dướn chân mày sửng sốt, những câu chúc mừng sự thành đạt của con, cháu, những lời dạy bảo của người trên có giá trị hơn bất cứ loại sách vở nào.

Dẫu không khí ăn tết trong thời nay có dư vị khác xưa, nhưng chữ trung chữ hiếu, dạy con cháu tự lập, cần kiệm, nhẫn nại trên con đường lập nghiệp, coi trọng đạo đức để sau này tiếp tục giáo dục lại đời sau.

Mâm cỗ cúng tổ tiên biểu hiện nếp sống đạo đức, gia phong, là đạo lý, là di sản văn hóa về lễ giáo trong gia đình dòng tộc rất giá trị đã được cộng đồng người Việt Nam lưu truyền cho tới nay.

Con cháu tụ hội quanh mâm cỗ ngày tết không đơn thuần được thưởng thức miếng ngon xưa ông, bà, cha, mẹ đã từng nấu mà còn là cơ hội được chứng tỏ mình vẫn tròn chữ hiếu, không làm rơi rớt chữ lễ và không làm mai một chữ nghĩa. Dù con đường mưu sinh gập gềnh, khúc khuỷu mình vẫn không thể dừng chân.

Cho nên, chính gia đình là nơi mình tìm lại chính mình. Bởi gia đình là nơi bắt đầu nguồn sống và đào tạo cho mình là con người hoàn chỉnh để trở lại cuộc sống. Gia đình cũng là nơi giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình, giúp cho mình giữ được chữ thiện, chữ tâm làm gốc.

Đó là nguyên nhân mà mọi thành viên trong gia đình luôn luôn trở về dưới mái ấm trong ngày tết cổ truyền để được quây quần bên mâm cơm cúng gia tiên.

Người Sài Gòn ăn tết đơn giản hơn, không cầu kỳ như kinh kỳ. Nhà thì kho thịt, kho cá chép, chiên chả giò, chiên lạp sường, nem nướng, heo quay, vịt quay, bắp bò hầm thuốc bắc, bánh tét, bánh in (sôi nén khuôn).

Cũng có ngũ quả cúng gia tiên nhưng mỗi trái đều phải có ý nghĩa cầu may như : Đu đủ để quanh năm no đủ, trái xoài là có đủ xài, trái sung để mong sung túc, trái thơm là luôn được thơm tho, dưa hấu để quanh năm đỏ như son mà phải mua cả cặp đều nhau, nếu nhà ít người thì cúng một trái cũng được sao cho đủ nghĩa “Cầu - Vừa - Đủ - Xài”, mặt trước trái dưa được dán chữ Phúc hay Đại cát, Đại lợi hoặc 3 chữ Phúc Lộc Thọ bằng chữNho lồng vào nhau. Bàn thờ vào ngày Tết đầy ắp ngôn ngữ tâm linh.

Dù là mâm cỗ của người Hà Nội hay người Sài Gòn hoặc các tỉnh thành hay các miền trong cả nước có khác nhau về hình thức nhưng vẫn biểu hiện lòng thành kính thiêng liêng dâng lên tổ tiên, để con cháu thấy đó mà nhớ đến nguồn cội ông bà mà tâm niệm với tấm lòng hiếu thảo với gia đình với mọi hành động và việc làm của mình với xã hội.

Để rồi cứ luân hồi, năm hết tết đến mọi người lại trở về với mâm cỗ ngày tết thân thuộc từ hàng ngàn xưa tới nay, đã chiếm một vị trí quan trọng trong mỗi gia đình dân tộc Việt Nam.